Mới đây, CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PV Coating - Mã: PVB) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua nội dung Hợp đồng bọc ống dự án EPC Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn với Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Mã: PVS).
Hợp đồng có giá trị gần 426 tỷ đồng, có thời gian thực hiện trong vòng 282 ngày kể từ ngày ký hợp đồng giữa 2 bên.
Dự án điện khí
PV Coating là đơn vị thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), cũng là đơn vị độc quyền trong nước phụ trách chính về mảng bọc ống dẫn dầu khí cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Doanh nghiệp này sở hữu nhà máy bọc ống hiện đại với công suất 500 km ống/năm và đã tham gia nhiều dự án lớn như Nam Côn Sơn và Bạch Hổ, đường ống dẫn khí Cà Mau...
Với dự án Lô B - Ô Môn, đây là dự án trọng điểm, được mong chờ nhất của ngành Dầu khí trong giai đoạn từ nay đến 2030, tổng mức đầu tư lên đến gần 12 tỷ USD.
Dự án bao gồm mỏ khí Lô B (thượng nguồn), đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất dự kiến 3.800 MW. Trong đó, tổng chiều dài đường ống dẫn khí của dự án là 431 km bao gồm 329 km dưới biển và 102 km trên cạn.
Các chủ đầu tư chính của dự án Lô B - Ô Môn bao gồm: PVN (thượng nguồn và các nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 vừa được chuyển giao từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN); Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, tập đoàn năng lượng Thái Lan PTTEP, Tập đoàn năng lượng Nhật Bản Mitsui Oil Exploration MOECO (thượng nguồn); Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV GAS (trung nguồn); Tập đoàn Nhật Bản Marubeni (nhà máy điện Ô Môn 2) và Tổng công ty Phát điện 2 (nhà máy điện Ô Môn 1).
Dự án Lô B nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam. Toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về khu vực quận Ô Môn (Cần Thơ).
Các nguồn khí này được cung cấp cho các nhà máy điện Ô Môn I, Ô Môn II, Ô Môn III và Ô Môn IV (với tổng công suất khoảng 3.810 MW), cấp bù khí cho khu vực Cà Mau.
Trong giai đoạn bình ổn, Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất khoảng 22 tỉ kWh điện.
Trong một báo cáo phân tích gần đây, Chứng khoán Mirea Asset ước tính dự án Lô B sẽ mang lại cho PV Coating khoảng 3.142 tỷ đồng doanh thu và 471 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn triển khai từ năm 2025 đến 2027.
Mirae Asset ước tính công ty bọc ống này sẽ bắt đầu có doanh thu từ dự án Lô B - Ô Môn vào năm 2025 với khối lượng công việc khoảng 30%.
-
Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030.
-
Ngành điện hạt nhân ở Việt Nam đón tin vui, Nga sẵn sàng hỗ trợ
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết Nga đã hợp tác với nhiều nước trong phát triển điện hạt nhân và sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam.
-
“Ông lớn” năng lượng Mỹ thông tin về dự án nhà máy nhiệt điện 2,1 tỷ USD tại Ninh Thuận
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện Tập đoàn AES (Mỹ) đã báo cáo về tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II mà tập đoàn này đang đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận....