Từ đầu tháng 9 đến nay, hoàng loạt các ngân hàng thương mại tiến hành điều chỉnh lãi suất cho vay VNĐ xuống còn 17-19%/năm, nhiều doanh nghiệp hy vọng đuợc khơi thông nguồn vốn tái đầu tư để phát triển sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn này là điều đáng bàn.
Vẫn khát vốn

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 9/9, đã có 11 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, xuống mức 17-19%/năm.


Liệu có khơi thông nguồn vốn?
Khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp

Theo đó, động thái từ phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết sẽ giảm mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn từ 17% - 19%/năm. Trong đó, hộ sản xuất nông- lâm-ngư-diêm tối thiểu là 17%, còn các đối tượng khác, thấp nhất là 18%. Lãi suất cho vay trung hạn cao hơn mức trên 1,5% mỗi năm.

Một số ngân hàng khác cũng đang xây dựng chính sách lãi suất trên cơ sở điều kiện hoạt động kinh doanh để điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất trên xuống mức tương ứng.


Như vậy, tính đến thời điểm 12/9, đã có 12 ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất cho vay 17-19% đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.


Sau một thời gian dài chịu lãi suất cho vay cao “ngất ngưởng” (có lúc lên tới 25%/năm), việc nhiều ngân hàng giảm lãi suất đã khiến các doanh nghiệp phần nào dễ thở.


Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều cho rằng, việc giảm lãi suất phải là thực chất chứ không mang tính hình thức. Các ngân hàng sẽ không buộc doanh nghiệp phải chịu những khoản phí nào đó theo kiểu “mặc cả lãi suất”. Có như vậy, việc giảm lãi suất mới thực sự là liều thuốc kích thích các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn chồng chất. Và hoạt động của các ngân hàng sẽ không có tình trạng méo mó và thiếu minh bạch trong toàn hệ thống.


Doanh nghiệp nói gì?


Đánh giá về chủ trương này, ông Huỳnh Thanh Tú, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn kinh doanh Hoàng Nguyên Bách cho rằng: Trong bối cảnh lạm phát, giá vàng biến động, nỗ lực giảm lãi suất xuống còn 17-19% của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại là rất đáng ghi nhận. Đây là cố gắng lớn của các cơ quan này. Việc giảm 3-4% lãi suất là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp, bảo vệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.



Liệu có khơi thông nguồn vốn?
Giảm lãi suất phải là thực chất

Đặc biệt, thông tin này đã tạo được niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào bộ máy quản lí mới, mà “niềm tin” là điều đặc biệt quan trọng.

Ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cũng có chung nhận định trên. Ông cho rằng: Đây là tín hiệu tích cực. Ngành chè mang tính chất xã hội nhiều, lợi nhuận không cao. Cho nên lãi suất hạ như vậy sẽ kích thích sản xuất, xuất khẩu sản phẩm chè, tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp và để bà con nông dân yên tâm sản xuất. Lãi suất giảm thì ngành nông nghiệp nói chung và doanh nghiệp sẽ đỡ vất vả hơn.


Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam đánh giá: Đây là điều rất tốt. Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là sử dụng vốn vay để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cho nên lãi suất giảm như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.


Trước đó, khi tính toán đến khả năng lãi suất cho vay giảm vào tháng 9, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng: Điều này là đúng với diễn biến nội tại của bản thân nền kinh tế chứ không phải do ý muốn chủ quan của bất cứ cá nhân nào. Việc giảm lãi suất là đáp ứng nhu cầu bức xúc và nhu cầu thiết thực của thị trường chứ không phải do nhà hoạch định chính sách.


Tiếp tục kiềm chế lạm phát?

Với việc lãi suất điều chỉnh theo hướng giảm, có nhiều ý kiến cho rằng sẽ ảnh hưởng đến lạm phát và đi ngược lại chủ trương chống lạm phát của Chính phủ.


Liệu có khơi thông nguồn vốn?
Mọi chính sách đều lấy cơ sở từ chống lạm phát

Trao đổi về vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình dứt khoát: “Chúng ta kiên quyết thực hiện Nghị quyết 11, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát”.

Thống đốc khẳng định: Mặc dù yêu cầu Chính phủ là thực hiện tăng trưởng tín dụng trong năm nay dưới 20% song không nhất thiết phải dùng hết con số 20%. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải cân đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, thời gian tới cơ quan này sẽ tiếp tục có những chính sách thiết thực để có được mặt bằng lãi suất đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia thị trường cũng như phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển hiện nay. “Mọi chính sách đều lấy cơ sở là chống lạm phát và hai mục tiêu này không hề mâu thuẫn nhau” – ông Bình khẳng định.

Theo Hà Linh (Tầm Nhìn)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.