Theo đó, đơn vị trúng thầu là Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Thạch – Công ty CP Đầu tư Xây dựng 194. Loại hợp đồng dự án là Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT).
Dự án được xây dựng tại tỉnh Khánh Hoà, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng vốn đầu tư (theo kết quả lựa chọn nhà đầu tư) khoảng 8.925,48 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư 3.786,2 tỉ đồng; phần nhà nước tham gia trong dự án 5.139,28 tỉ đồng.
Giá đề nghị trúng thầu là 4.199,6 tỉ đồng.
Thời gian thực hiện dự án là 24 tháng, riêng hạng mục hầm Núi Vung là 30 tháng. Thời gian thu phí là 17 năm 0 tháng, 15 ngày.
Tổng vốn đầu tư theo dự án thiết kế đã được điều chỉnh được phê duyệt là 9.620,02 tỉ đồng. Như vậy, Liên danh nhà đầu tư đã được lựa chọn với tổng vốn đầu tư giảm 694,57 tỉ đồng.
Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án 85 có trách nhiệm căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo tuân thủ quy định của pháp luật.
Được biết, Dự án PPP cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có chiều dài toàn tuyến 78,5km, quy mô 4 làn xe. Tuyến đường đi qua địa bàn 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Về liên danh trên, Tập đoàn Đèo Cả có tiền thân là Xí nghiệp sản xuất xây dựng, xây lắp điện Hải Thạch ra đời vào những năm 1985 của thế kỷ trước tại Phú Yên, do ông Hồ Minh Hoàng làm Chủ tịch.
Sau này đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (SBRC). Đến tháng 5/2018, chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (Deoca Group), trụ sở chính đặt tại 32 Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.
Doanh nghiệp này được biết đến là chủ đầu tư các dự án: Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (26,154 tỉ đồng); Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (12.188 tỉ đồng); Dự án xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia (hơn 1.559 tỉ đồng); Dự án cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng; Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận; Dự án Cầu Cửa Lục 1; Dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh; Cao tốc Mai Sơn – QL 45; Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (đoạn Bạc Liêu – Cà Mau); Dự án Cầu Cửa Lục 3; Dự án Cầu Mỹ Thuận 2 (Gói thầu XL02).
Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Thạch là công ty con của Tập đoàn Đèo Cả, được thành lập từ năm 2014 hoạt động đa ngành, có vốn điều lệ lên đến 1.500 tỉ đồng. Năm 2015 - 2016, Tập đoàn Hải Thạch tham gia góp vốn vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng cầu đường Sài Gòn (SBRC).
Tiền thân của Hải Thạch là Công ty TNHH Hải Thạch, được thành lập từ năm 2002 do ông Hồ Minh Hoàng làm giám đốc.
Công ty CP Đầu tư xây dựng 194 (tên cũ là Công ty Xây dựng công trình 194), được thành lập ngày 30/12/1994, có địa chỉ tại Lầu 9, Tòa nhà 194 Golden Building, 473 Điện Biên Phủ, P.25, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng công nghiệp, dân dụng và các công trình giao thông; đầu tư cơ sở hạ tầng, sân golf, kinh doanh bất động sản, cho thuê cao ốc văn phòng, nhà ở; trồng rừng kinh tế, cao su và chăn nuôi gia súc…
-
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo: Còn vướng 42 hộ dân ở Ninh Thuận
Hai tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận đã chi trả xong tiền bồi thường GPMB, riêng tỉnh Ninh Thuận còn 42 hộ dân chưa nhận tiền đền bù.
-
Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu dân cư hơn 400 ha tại thành phố Nha Trang
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư xã Vĩnh Hiệp - Vĩnh Ngọc - Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang.
-
Chỉ đạo mới của tỉnh Khánh Hòa về việc áp dụng giá đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Luật Đất đai 2024
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo về việc áp dụng giá đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Luật Đất đai 2024 từ ngày 1/8/2024 đến ngày 31/12/2024 trên địa bàn tỉnh....
-
Tìm nhà đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ hơn 230 tỉ trên cao tốc Vân Phong – Nha Trang
Công trình trạm dừng nghỉ trên cao tốc Vân Phong – Nha Trang có tổng diện tích hơn 7,8ha, vốn đầu tư hơn 230 tỉ đồng sẽ được triển khai tại địa bàn xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa....