Tất cả những điều này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường nhà ở?
Việc vay vốn trở nên khó khăn hơn
Khi tỷ lệ lãi suất tăng, người đi vay sẽ phải trả các khoản lãi đắt đỏ hơn. Lãi suất thế chấp cố định dài hạn đang tăng lên do ảnh hưởng của cả lạm phát và nền kinh tế toàn cầu.
Nhiều nhà phân tích cho rằng lãi suất thế chấp cố định trong 30 năm sẽ rơi vào khoảng 4% vào cuối năm nay. Với lãi suất tăng, người đi vay có ít cơ hội tái cấp vốn hơn, mặc dù những người đủ điều kiện vẫn có thể tìm được một thỏa thuận phù hợp.
Thời điểm hiện tại, với tỷ giá sắp tăng cao, điều tốt nhất mà một nhà đầu tư bất động sản có thể làm trước khi mua hoặc xem xét tái cấp vốn là trả hết các khoản nợ xấu cũng như tiết kiệm nhiều tiền nhất có thể.
Với tỷ lệ lãi suất cao hơn, giá nhà đất có thể giảm hoặc tăng chậm. Về lý thuyết, khi lãi suất thế chấp cao hơn, đồng nghĩa với các khoản lãi theo tháng cao hơn, điều này có thể khiến một số nhà đầu tư cảm thấy lo lắng.
Tuy nhiên, lạm phát có thể ảnh hưởng đến giả định này. Tỷ lệ thế chấp so với lạm phát vẫn rất rẻ. Ngoài ra, giá thuê cũng đang tăng, vì vậy các chuyên gia của chuyên trang bất động sản Realtytimes đều nhận định các xu hướng trong thời gian tới chưa chắc chắn.
Fed tác động thế nào tới tỷ lệ lãi suất thế chấp?
Đôi khi, các chuyên gia cho rằng Fed trực tiếp đặt ra tỷ lệ lãi suất thế chấp và tác động đến thị trường nhà ở, nhưng thực tế không phải vậy. Thay vào đó, Fed có ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ giá, người mua và người bán.
Việc xác định lãi suất thế chấp dựa trên nhiều yếu tố như tăng trưởng hay thu hẹp của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ việc làm mới. Chính sách tiền tệ của Fed cũng là một trong những yếu tố được quan tâm.
Fed là ngân hàng trung ương của nền kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ), cũng là cơ quan định hướng nền kinh tế thế giới. Mục tiêu của FEd là kích thích tăng trưởng việc làm và quản lý lạm phát, thứ mà họ đang thực hiện thông qua chính sách tiền tệ.
Trong một số trường hợp nhất định, thị trường thế chấp có thể dẫn đầu về tỷ lệ lãi suất, và trong các trường hợp khác, Fed là người dẫn đầu. Thông thường, cả hai đơn vị này di chuyển theo cùng một hướng, nhưng không phải lúc nào người này cũng theo dõi hành động của người kia.
Lãi suất thế chấp đã biến động hàng ngày để đáp ứng với nền kinh tế ở Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Lãi suất thế chấp thường tác động với phản ứng của Fed khi họ tổ chức các cuộc họp và đưa ra các hành động cụ thể. Thậm chí có những tình huống hiếm hoi mà Fed đi theo hướng ngược lại khi giảm tỷ lệ lãi suất thế chấp.
Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì?
Mặc dù Fed đang có những dấu hiệu sẽ tăng lãi suất nhiều lần trong năm 2022, nhưng các chuyên gia vẫn chưa biết mức độ ảnh hưởng của chúng đến giá nhà đất hoặc thị trường cho vay toàn cầu. Nếu xét theo những gì từng xảy ra trong quá khứ, điều này dường như mang ý nghĩa rằng là chi phí sẽ giảm và thị trường sẽ hạ nhiệt, nhưng kết hợp với các yếu tố khác như lạm phát, điều này chưa chắc đúng với bối cảnh hiện tại.
-
Dự báo xu hướng bất động sản bán lẻ năm 2022
Các thị trường bán lẻ trên khắp Châu Á dự kiến sẽ phục hồi với tốc độ khác nhau khi đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp.
-
Bong bóng bất động sản khiến hàng loạt chung cư bị phá bỏ, người dân phải dựng lều sống trong căn hộ
Nhiều người dân Trung Quốc bị mắc kẹt trong những căn hộ chưa hoàn thiện và các khoản vay thế chấp lớn đè nặng lên vai.
-
Động lực mới cho thị trường căn hộ dịch vụ và nhà ở hạng sang
Thế hệ millennials và sự trở lại của người lao động từ nước ngoài sau đại dịch được dự báo sẽ đẩy giá bất động sản hạng sang tại nhiều thị trường lên cao.
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...