Nhiều đại gia phất lên nhờ đất thì đến nay sau phen trúng lớn đại gia cũng phải đôn đáo trong cảnh nợ nần (Ảnh minh họa). |
Sốt ruột khi thấy thị trường gặp khó, vợ anh một hai đòi “nhả” đất để giảm lỗ ít nhiều thu hồi vốn còn anh vẫn khăng khăng sớm muộn thị trường lại nóng. Chỉ chuyện bán – “ôm” đã khiến vợ chồng anh lục đục đến cả mấy tháng liền.
Vẫn ôm suất giữ phần, giờ đây anh có muốn bán cũng không được. Vợ chồng anh phải chạy đôn đáo gồng mình trả nợ. Nhìn cảnh nhà nhà cuống cuồng sắm Tết chị chỉ buông tiếng thở dài nghĩ hết tết lại xoay tiền đâu ra trả lãi.
Cũng trong cảnh nháo nhào chạy nợ gia đình anh Thanh Tùng (Cầu Giấy – Hà Nội) không còn tâm trí lo tết. Mong muốn được an cư để lạc nghiệp, 2 năm trước anh chị cố dành dụm vay mượn góp vốn mua một căn hộ trên đường Nguyễn Trãi. Nhưng 2 năm nay dự án vẫn ì ạch chưa vượt khỏi móng. Căn hộ đắp chiếu khó định ngày bàn giao, tiền cũng chỉ biết nằm chôn ở đấy. Rút vốn không được mà bán tháo cũng chẳng xong. Trong khi đó tiền vay, tiền lãi đều đến lúc phải trả khiến anh chị ngày càng đau đầu. Kinh tế ngày càng khó khăn phải tiết kiệm từng đồng tiền thuê nhà sinh hoạt cũng không biết còn cố được bao lâu. Hai vợ chồng đều ở tỉnh xa anh chị còn tính không về tết vì cũng đã sắm được gì đâu.
Sếp BĐS cũng sợ tết
Năm 2012 tiếp tục là năm đáng quên của BĐS. Thị trường gần như đóng băng, giao dịch khốn khó khiến cho nhiều doanh nghiệp BĐS rơi vào cảnh khốn đốn. Chỉ cách đây vài năm, năm hết Tết đến là thời điểm nhộn nhịp trong các doanh nghiệp, công ty BĐS với mức lương thưởng đáng ngưỡng mộ luôn được xếp hàng top. Thêm mùa thất bát, tết năm nay lại trở thành niềm ám ảnh với giới địa ốc.
Năm 2012 tiếp tục là năm đáng quên của thị trường BĐS |
Không còn trông ngóng những khoản thưởng khủng nhiều doanh nghiệp chỉ xoay để trả đủ lương cho nhân viên, công nhân trước ngày về tết. Anh Cường giám đốc một công ty xây lắp trăn trở: “Với các doanh nghiệp khác thì tôi không biết nhưng với doanh nghiệp của tôi năm qua chúng tôi làm việc cũng chỉ là lấy công làm lãi. Tuy nhiên tình hình kinh tế khó khăn, thị trường BĐS u ám cả năm nên tôi chỉ biết cố chạy lương cho công nhân. Không trả được cho họ coi như tôi cũng mất tết”.
Một nhà thầu xây dựng cũng cho hay: Hiện tại chúng tôi đang nợ lương công nhân từ tháng 9 do chưa nhận được thanh toán, nhưng trong tháng tết này chúng tôi cũng thu xếp cho công nhân nhận được 2 tháng lương cuối năm để họ về ăn tết. Mấy anh em nhà thầu cũng phải bán vay mới xoay được tiền trong dịp này.
Không khí ảm đạm tiếp tục bao trùm nhiều sàn giao dịch BĐS. Thời gian qua, không ít sàn phải dẹp tiệm, nhiều sàn duy trì với đủ hình thức cắt giảm. Anh Huy Hùng – Giám đốc một sàn BĐS trên đường Lê Văn Lương chia sẻ: Tôi đã phải chuyển trụ sở sàn về nhà riêng, cắt giảm một nửa nhân viên để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn rất khó khăn. Sau tết BĐS còn có thời gian nghỉ tết dài dài nên bài toán cắt giảm sẽ còn phải tiếp tục thực hiện nếu thị trường không có nhiều khởi sắc.
Chưa tết lo chuyện nợ, lãi, Sau tết, địa ốc tiếp tục khắc khoải. Liệu thị trường có dấu hiệu khởi sắc?