Sau nhiều năm ở trọ, vợ chồng anh Bình quyết định tìm mua một căn nhà ở huyện Nhà Bè, TP.HCM. Nhu cầu về một chỗ ở ổn định lại càng bức thiết khi vợ chồng anh sinh con đầu lòng.
Tuy nhiên, với số tiền tích lũy khoảng 500 triệu đồng lại không muốn vay ngân hàng, việc mua nhà của vợ chồng anh Bình dường như là không thể.
Sau khi được một cò đất giới thiệu, anh Bình đã tìm được một căn nhà có diện tích khoảng 21m2 gồm một trệt và một lầu, hai phòng ngủ với mức giá 520 triệu đồng. Căn nhà này nằm chung một lô đất với ba căn nhà khác được người chủ xây dựng trên đất nông nghiệp, và được cam kết sẽ lên thổ cư trong thời gian tới.
Do đó, mọi giao dịch ban đầu đều được thực hiện bằng giấy tay.
“Khi mua thì làm giấy tay có chữ ký của mình, chủ nhà, chủ của ba căn bên cạnh, con cái của chủ nhà và người làm chứng. Tuy nhiên, giao dịch chủ yếu là dựa vào niềm tin với nhau chứ về mặt pháp lý thì mình sẽ mất tất cả nếu chủ nhà lật kèo, hoặc khi xảy ra kiện tụng”, anh Bình nói.
Trong trường hợp khu đất được chuyển lên thổ cư thì căn nhà của anh Bình cũng phải chung sổ với một căn khác vì không đủ diện tích để tách thửa.
Cũng giống như anh Bình, với số tiền tích lũy hạn hẹp, chị Linh (quận Thủ Đức) lại chọn mua một ngôi nhà có diện tích 50m2 nằm trong khu vực quy hoạch của một dự án nhưng đã bị treo hơn 10 năm.
Chị Linh cho biết, dù nằm trong quy hoạch treo nhưng khu vực này dân cư đông đúc, nhà cửa xây dựng kín. Chị Linh hy vọng trong vài năm nữa dự án không được triển khai thì có thể sẽ được xóa treo.
Tương tự, năm 2017, anh Duy đã liều bỏ ra 300 triệu đồng để mua một miếng đất có diện tích gần 100m2 nằm trong quy hoạch treo của dự án phía sau lưng khu du lịch Suối Tiên (quận 9, TP.HCM). Đến cuối năm 2018 có người hỏi mua với giá hơn 900 triệu đồng. Nhận thấy có giá lại không muốn rủi ro trong tương lai nên anh Duy đã bán lại.
Luật sư Đàm Bảo Hoàng, Văn phòng luật sư Đàm Bảo Hoàng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết việc mua nhà đất bằng giấy tay, thuộc quy hoạch treo, giấy chung, xây nhà trái phép trên đất ruộng, lập vi bằng là không phù hợp quy định pháp luật về Luật nhà ở, Luật đất đai... Do đó, nhà đất này sẽ không được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, trên thực tế vì nhu cầu nhà ở rất cao lại không đủ khả tài chính nên tình trạng này khá phổ biến. Do vậy nếu không còn sự chọn lựa nào khác, buộc phải mua nhà đất như nêu trên thì người mua cần phải lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, kiểm tra giấy tờ nhà đất như: nhà chưa có chủ quyền nhưng thuộc quy hoạch khu dân cư; xem các giấy tờ kê khai nhà đất năm 1977, 1999; biên lai thuế nhà đất đóng hàng năm; quyết định xử phạt xây dựng nhà không phép và các giấy tờ mua bán tay của chủ nhà.
Thứ hai, nếu nhà đất thuộc sổ chung nhiều người thì khi mua yêu cầu những người có tên trên chủ quyền (đồng sở hữu) phải ký giấy tờ mua bán hoặc ủy quyền qua công chứng. Trên hợp đồng ràng buộc các cam kết nếu xảy ra tranh chấp, không sang tên chủ quyền... thì phải bồi thường thiệt hại, phạt tiền cọc...
Thứ ba, quan trọng nhất là phải liên hệ tòa án, ủy ban phường, xã nơi có nhà đất để kiểm tra có tranh chấp, thưa kiện hay không, có bị kê biên phát mãi thi hành án hay không? Kiểm tra tình trạng quy hoạch, giải tỏa như thế nào, thời gian khi nào sẽ thực hiện giải tỏa...
Luật sư Hoàng khuyên không nên mua nhà mới xây dựng trên đất ruộng, hoặc đất mới san lấp trên đất ruộng không phù hợp quy hoạch khu dân cư vì sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ ngay lập tức.
-
Khi nào đất ao, vườn được xác định là đất ở?
Xin hỏi, tiêu chí xác định đất vườn, ao là “phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở và thuộc nhóm đất nông nghiệp”, vậy nhà ở này là "đang có" tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hay "đang có" tại thời điểm hiện nay và có cần bảo đảm các quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP không?
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.