Ông Lê Khắc Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần Sàn bất động sản Đức Thịnh cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, lượng khách tìm đến sàn và đăng ký giao dịch tăng khoảng 20% và họ tìm mua chủ yếu là căn hộ trung bình, hoặc nhà đất diện tích nhỏ.
Khảo
sát các văn phòng giao dịch bất động sản phía Tây Hà Nội cho thấy, gần
đây, dù giao dịch thành công chưa nhiều, nhưng lượng khách hàng đi tham
khảo thị trường và hỏi mua dự án tăng lên khá nhiều so với thời điểm
trước Tết Nguyên đán.
Ông
Cao Khải, một nhà đầu tư bất động sản cho biết, ở thời điểm bất động
sản đóng băng không có giao dịch, nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường,
dùng vốn để gửi ngân hàng lấy lãi suất với mức lãi (cộng cả khuyến mại)
lên đến 18-19%/năm. Nhưng ở thời điểm này, khi thị trường đã xuống đến
mức lãi suất dưới 14%/năm thì họ phải cân nhắc lại, bởi nếu mua nhà dự
án, đóng tiền trước ngoài mức giá ưu đãi họ còn được hưởng mức tiền lãi
mà chủ đầu tư tính toán cho khoảng 22%.
Chuyên
gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, việc lãi suất giảm là tín hiệu lạc
quan đầu tiên đối với thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, trong năm
2012, nguồn tín dụng sẽ được nới lỏng từ những đợt phát hành trái phiếu
Chính phủ thành công Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành hàng loạt tín
phiếu. Rõ ràng, nguồn tín dụng nằm trong ngân hàng hiện đang dồi dào và
chắc hẳn họ sẵn sàng tìm cửa để đầu tư, nếu có cơ hội.
So sánh với các kênh đầu tư khác có thể thấy, sự thăng trầm của thị trường chứng khoán, sự biến động của thị trường vàng và ngoại tệ đã cho các nhà đầu tư thấy thực tế và để chiêm nghiệm. Trong năm nay, khu vực sản xuất, kinh doanh được dự báo sẽ tiếp tục còn nhiều khó khăn nên ít có khả năng được tiếp cận với nguồn tín dụng lớn từ phía ngân hàng. Vì thế, nên xem đây là cơ hội lớn đối với thị trường bất động sản.
Theo ông Vũ Đình Ánh, khi vấn đề giá, vấn đề cơ cấu thị trường bất động sản được giải quyết, cùng với các điều kiện kinh tế vĩ mô tốt lên thì thị trường bất động sản sẽ nhanh chóng ấm lại và mở ra nhiều cơ hội, không chỉ cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản, mà còn cơ hội tiếp cận nhà ở giá phải chăng đối với người tiêu dùng.
Ngoài
việc trông chờ vào nguồn vốn tín dụng, theo ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục
trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), thì nguồn vốn
từ trong dân rất tiềm tàng mà các doanh nghiệp chưa huy động được.
Trong một động thái mới nhất liên quan đến tín dụng cho thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết vẫn bảo lưu ý kiến thành lập Ngân hàng Xây dựng. Theo Bộ Xây dựng, việc thành lập Ngân hàng Xây dựng hoặc Ngân hàng Bất động sản là rất cần thiết bởi Ngân hàng này chỉ sẽ dành cơ bản cho việc đầu tư xây dựng các công trình xây dựng và các dự án nhà ở; huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các nguồn vốn khác của xã hội.