Một số dự báo cho rằng mặt bằng lãi suất năm 2018 sẽ tương đối ổn định dù chịu một số áp lực nhất định. Nếu có điều chỉnh tăng hoặc giảm cũng rất nhỏ, quanh mức 0,1%.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết trong điều hành chính sách tiền tệ nói chung cũng như lãi suất nói riêng, hệ thống ngân hàng luôn phải làm sao để giảm các chi phí cho doanh nghiệp (DN) và cho nền kinh tế, nhiệm vụ đó được đặt lên hàng đầu.
Khó khăn vẫn còn
Nhìn lại năm 2017, có thể thấy lãi suất cho vay đã giảm trung bình từ 0,5 điểm phần trăm, lãi suất huy động nhìn chung ổn định, chỉ tăng nhẹ vào 2 tháng cuối năm ở một số ngân hàng căng thẳng về thanh khoản. Xu hướng này được dự báo sẽ duy trì trong năm 2018.
Tuy nhiên, để giảm lãi suất cho vay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo phân tích của ông Trương Văn Phước, quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC), trong bối cảnh cạnh tranh nền kinh tế còn kém thì chi phí cho sản xuất là một yếu tố quan trọng. Mong muốn giảm lãi suất cho vay của DN để hỗ trợ sức cạnh tranh là cần thiết.
Tuy nhiên, ông Phước cho rằng có nhiều yếu tố tác động đến mặt bằng chung của lãi suất. Hiện nay, nợ xấu hệ thống ngân hàng còn cao, việc phải nâng mức trích lập dự phòng rủi ro trong lĩnh vực này đồng nghĩa với việc cơ hội để giảm lãi suất càng hẹp đi.
Cùng với đó, nền kinh tế đang có nhu cầu vốn lớn. Đặc biệt, sự phục hồi từ thị trường bất động sản và chứng khoán được dự báo sẽ “hút” lượng lớn nguồn vốn. Bình thường, người dân sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng lấy lãi. Nhưng khi thị trường bất động sản, chứng khoán phục hồi, họ sẽ rút tiền tiết kiệm để đầu tư vào hai lĩnh vực này.
Theo ông Phước, năm 2018, kinh tế thế giới có phục hồi, nhưng nếu nói vững chắc thì chưa hẳn, nên các chính sách tiền tệ tại các nước cũng dè dặt. “Các nước tăng lãi suất nhưng chậm, mặt bằng lãi suất của thế giới có thể cao hơn năm 2017 nhưng không lớn lắm. Điều này cũng có tác động đến mặt bằng lãi suất trong nước”.
Ngoài ra, một số chuyên gia cũng đưa ra nhận định, trong năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức tương đương năm 2017, khiến cầu tín dụng khá lớn.
Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ, kéo theo đó sức hấp dẫn tương đối của VND có thể suy giảm so với USD.
Cộng thêm nhu cầu tăng lãi suất huy động để đảm bảo chỉ tiêu an toàn sau tác động từ Thông tư 06 đã khiến lãi suất huy động chịu áp lực tăng. Như vậy, cơ hội giảm cho lãi suất cho vay càng ít đi.
Lãi suất huy động và cho vay dự báo sẽ không có nhiều thay đổi trong năm 2018
Giảm ở mức độ nhỏ
Ông Phước cho rằng lãi suất có một tham chiếu sâu sắc và quyết định đó là lạm phát. Trong vài năm trở lại đây, Chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô ổn định, giúp kiềm chế được lạm phát ở mức thấp và đưa tăng trưởng cao.
“Việt Nam đã có kinh nghiệm trong 4 năm trở lại đây như điều chỉnh giá viện phí, giáo dục, điện uyển chuyển, nhịp nhàng, không tạo cú sốc khiến lạm phát tăng cao. Tôi nghĩ rằng có điều kiện giảm thêm lãi suất nhưng không nhiều. Lãi suất ổn định và giảm mức độ nhỏ trong năm 2018”, ông Phước nhận định.
Còn với công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong Báo cáo triển vọng 2018 mới đây, cho rằng nhìn chung trong năm 2018, mặt bằng lãi suất ổn định.
“Lãi suất huy động và cho vay dự báo sẽ không có nhiều thay đổi trong năm 2018. NHNN có thể cân nhắc tiếp tục giảm nhẹ một số lãi suất điều hành, bao gồm cả lãi suất thị trường mở. Trong khi đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng nhìn chung sẽ ở mức thấp và có thể có những biến động tăng trong ngắn hạn theo yếu tố mùa vụ, đặc biệt là vào dịp lễ Tết hoặc đáp ứng nhu cầu giải ngân của ngân sách trong ngắn hạn”, VCBS đánh giá.
Theo các chuyên gia, áp lực tăng lãi suất huy động và cho vay sẽ được duy trì từ tháng 12/2017 đến hết tháng 2/2018. Tuy nhiên, mức điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng trong giai đoạn này không quá lớn, ở mức 0,1 – 0,2 điểm phần trăm và chỉ xảy ra ở một số ngân hàng.
VCBS dự báo lãi suất đầu năm 2018 sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ. Tuy nhiên, đến cuối năm, mặt bằng lãi suất chịu một số áp lực nhất định như những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống ngân hàng sẽ kéo theo việc cạnh tranh huy động.
Cùng với đó, những biến động trên thị trường thế giới, đặc biệt là lộ trình tăng lãi suất của FED đi cùng rủi ro tỷ giá.
Nhưng với quyết tâm giảm lãi suất hỗ trợ DN mà NHNN đang theo đuổi và nhiều yếu tố hỗ trợ như: nguồn cung ngoại tệ ổn định và dồi dào tiếp tục hỗ trợ thanh khoản của hệ thống.
Kỳ vọng thị trường mua bán nợ sẽ được thành lập trong năm 2018 sẽ giải tỏa được áp lực lên lãi suất, giúp các ngân hàng duy trì được mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý để hỗ trợ nền kinh tế.
Huyền Anh (TBKD)
VIP
SHOPHOUSE TẦNG ĐẾ. SHOPEHOUSE DỰ ÁN VŨNG TÀU CENTRE POINT
12 tỷ 500 triệu- 207m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0939868***
VIP
Shophouse vị trí đắt địa ngay KCN Tân Hương
2 tỷ 300 triệu- 86m2
Châu Thành, Tiền Giang
Hôm nay
0356020***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
SUN PONTE RESIDENCE MẶT SÔNG HÀN VỚI GIÁ & CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 60m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Nhà phố căn góc 2 mặt tiền, shophouse mặt tiền 25m Quận 12 cam kết lợi nhuận 50%
9 tỷ 100 triệu- 0m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931000***
VIP
Bán lô đất 69,3m2 Hoàng Diệu, gần ra mặt tiền đường số. Không quy hoạch. 4,2 tỷ
4 tỷ 200 triệu- 69.3m2
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906782***
VIP
Top nhà vị trí đẹp 3 x 10m 1 trệt 4 lầu Nguyễn Thiện Thuật Q3 TP.HCM
6 tỷ 900 triệu- 30m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.