Đường bê tông vào nơi không quy hoạch
Trao đổi với Tiền Phong gần đây, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk Đinh Xuân Diệu, cho biết, đã nắm được báo cáo của HĐND huyện về thực hiện các dự án tại xã Ea Yông (có liên quan đến đất ở người nhà của một nguyên lãnh đạo huyện ủy). “Các dự án này được triển khai khi ông Y Suôn Byă còn làm Chủ tịch UBND huyện”, ông Diệu nói.
Khi kiểm tra thực tế cộng với các tài liệu liên quan, Ban Kinh tế-xã Hội (HĐND huyện Krông Pắk) phát hiện, tại xã Ea Yông, có 3 dự án (2 dự án đường bê tông, 1 dự án hồ thủy lợi) không phát huy hiệu quả do bị hoán đổi vị trí. Cụ thể, ở xã này có 2 Hồ Buôn Jung (lượng tưới cho 156 ha các loại cây trồng, tổng mức đầu tư khoảng 14 tỷ đồng) và Hồ Phước Hà (có lượng tưới cho 76 ha, tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng). Các tài liệu thể hiện, khi phê duyệt chủ trương làm dự án, Bộ NN & PTNT thống nhất đầu tư sửa chữa công trình Hồ Buôn Jung, không làm Hồ Phước Hà, do không phát huy hiệu quả.
Thế nhưng, kỳ lạ thay, khi đi xác định thực tế để thi công, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc UBND huyện Krông Pắk lại chọn làm ở Hồ Phước Hà (thay vì Hồ Buôn Jung như dự án đã được phê duyệt). Chính ban này còn tham mưu bằng văn bản cho UBND huyện, trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí đầu tư nhập 2 hồ này làm một (trong thực tế, 2 hồ với 2 tên khác nhau). “Hồ chứa nước Buôn Jung và Hồ Phước Hà là 2 hồ hoàn toàn khác nhau. Việc không đầu tư Hồ Buôn Jung mà đầu tư Hồ Phước Hà là không đúng về địa điểm và vị trí đầu tư”, trích báo cáo HĐND huyện Krông Pắk.
Chưa dừng lại, UBND huyện Krông Pắk còn lấy kinh phí làm đường bê tông từ ngã năm của Buôn Ea Yông A đến nhà ông Y Siêr (tại tờ trình số 103), để làm đường Buôn Ea Yông đi thôn Phước Hà (tại tờ trình số 137). Theo đó, những người liên quan đã lấy tiền làm gần 700m đường bê tông ở Buôn Ea Yông A với lý do đáp ứng nhu cầu đi lại, đưa tang lễ, vận chuyển hàng hóa các khu dân cư… nhưng thực tế khu này không quy hoạch nghĩa địa, không có nhà dân.
Chiều tối 7/9, ông Nguyễn Văn Hà, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Krông Pắk xác nhận, nhà ông có rẫy bên trong con đường bê tông dẫn vào khu "nghĩa trang" (tức 700m đường bê tông ở buôn Ea Yông A-PV). Ông Hà nay là Phó phòng Tài chính kế hoạch (UBND huyện Krông Pắk). “Do xã đề nghị thế nào thì làm thế đó. Khu vực vào rẫy nhà tôi đúng là khu nghĩa địa cũ của xã Ea Yông, nay di dời hết mồ mả rồi. Tôi không liên quan gì đến thi công dự án này”, ông Hà nói.
Trao đổi với Tiền Phong, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pắk Võ Túc, cho biết, Thường trực HĐND đã đề nghị UBND huyện có báo cáo cụ thể. “Ban kinh tế-xã hội của HĐND huyện vừa có báo cáo giám sát (như nêu trên), nhưng UBND huyện trả lời làm các dự án đều đảm bảo, đều đúng”, ông Túc nói.
Nói về kiến nghị xử lý tại các công trình nêu trên, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pắk Võ Túc nói: "Chúng tôi mới gửi báo cáo để UBND huyện giải trình. Thường trực HĐND huyện chưa có kết luận cuối cùng, nên chưa có cơ sở kiến nghị xử lý cá nhân, tập thể có liên quan".
-
Đắk Lắk: Lấy đất của dân 15 năm chưa đền bù vì… chưa có tiền
Tháng 7/2005, TP Buôn Ma Thuột quyết định thu hồi 6.059,9m2 đất của 74 hộ dân để làm đường Lê Thánh Tông nhưng đến nay chỉ 8 hộ được đền bù...
-
Đắk Lắk khởi công tòa cao ốc phức hợp cao 7 tầng tại thành phố Buôn Ma Thuột
Sáng ngày 19/11, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu khí Minh Đức (TP.HCM) đã khởi công xây dựng tòa nhà cao ốc phức hợp Minh Đức Tower tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
-
Khám phá tương lai của Buôn Ma Thuột và Đà Lạt trong quy hoạch mới đến 2050
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Đắk Lắk từ 1/11/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định 41/2024, quy định hạn mức một số loại đất; giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993; điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉ...