Trong văn bản Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán 2018 gửi Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra nhiều sai phạm trong các dự án BT đã và đang được triển khai.
Kết quả kiểm toán bảy dự án BT, KTNN chỉ ra rằng, các dự án BT thực chất là sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước (NSNN) thuộc nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền nhưng không quy định phải là dự án cần thiết, thực sự cấp bách là chưa phù hợp với các quy định hiện hành.
Hầu hết các dự án chỉ định thầu, làm giảm tính cạnh tranh; thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Các dự án BT thực hiện chủ yếu bằng vốn vay, làm tăng chi phí đầu tư dự án, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện.
Theo KTNN, đây là lỗ hổng lớn nhất làm thất thoát tài sản và NSNN.
Kết quả kiểm toán cũng chỉ rõ việc giao đất chỉ định cho nhà đầu tư là trái với quy định của Luật đất đai. Việc không quy định cụ thể thời điểm giao đất, dẫn đến có dự án được giao đất trước khi thực hiện dự án BT, có dự án được giao đất trong khi thực hiện dự án BT và có dự án BT đã hoàn thành nhưng chưa giao đất.
Dự án đường Lê Đức Thọ đến KĐT mới Xuân Phương.
Việc tạm tính tiền sử dụng đất để xác định giá trị đối ứng khi giao đất cho dự án BT tại thời điểm thực hiện dự án BT dễ dẫn đến thất thoát ngân sách.
Kết quả kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính 2.938 tỉ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 29% giá trị được kiểm toán.
Đáng chú ý, dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến KĐT mới Xuân Phương bị chỉ ra hàng loạt sai phạm.
Cụ thể, dự án lựa chọn chủ đầu tư là Công ty Tasco không đủ năng lực tài chính, thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, thương thảo, ký hợp đồng chưa đảm bảo quy định… là nguyên nhân gây thất thoát ngân sách.
Tại dự án này, mặc dù hợp đồng ký thống nhất tiền sử dụng đất đối ứng với giá trị dự án BT theo nguyên tắc ngang giá, cùng thời điểm ký kết Hợp đồng BT và giá không đổi, nên không có yếu tố dự phòng. Nhưng do áp dụng phương pháp thặng dư qui định tại Thông tư số 145/2007 và Thông tư số 36/2014 nên vẫn xác định phí phát triển bao gồm cả dự phòng 323,2 tỉ đồng làm giảm tiền sử dụng đất phải nộp tương ứng 323,2 tỉ đồng.
Theo tìm hiểu, dự án này được UBND thành phố Hà Nội thông qua đề xuất ngày 4/2/2008. Dự án có điểm đầu là nút giao với đường Lê Đức Thọ và điểm cuối là nút giao với đường 70, đi qua các khu đô thị Mỹ Đình 1 - 2, khu đô thị mới Xuân Phương Tasco… thuộc phường Mỹ Đình, Phương Canh, Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.
Tuyến đường có tổng chiều dài là 3,51km, mặt cắt ngang 50m gồm tám làn xe. Vận tốc thiết kế 60km/h. Trên tuyến có hai cầu: cầu vượt sông Nhuệ dài 71m và cầu vượt đường sắt dài 365m.
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.543 tỉ đồng. Trong đó, đầu tư xây lắp 1.110 tỉ đồng,giải phóng mặt bằng 193 tỉ đồng, quản lý dự án, tư vấn và các chi phí khác 166 tỉ đồng, chi phí dự phòng 73,5 tỉ đồng.
Trong quá trình thi công dự án, Tasco đã bị chỉ ra nhiều vi phạm trong tính toán áp dụng định mức, đơn giá, tỷ lệ chi phí, khối lượng của nhiều hạng mục (dẫn tới tổng mức đầu tư của dự án bị đội thêm 437 tỉ đồng) vào năm 2012.
Cuối năm 2018, thông báo kết quả kiểm toán cũng đã kết luận, nhà đầu tư dự án được lựa chọn là Công ty Tasco còn thiếu năng lực về tài chính. Chi phí xây lắp trong tổng mức đầu tư ban đầu còn sai sót về khối lượng, định mức, đơn giá như các kết luận mà cơ quan thanh tra đã chỉ ra và như số liệu chệnh lệch mà KTNN phát hiện.
Thực hiện các kết luận thanh tra, chủ đầu tư đã chỉnh sửa và phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, trong đó chi phí xây lắp giảm 402,5 tỉ đồng so với quyết định phê duyệt ban đầu. Dự án đã hoàn thành vào tháng 4/2018 nhưng khi phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh theo quyết định của Tasco vào tháng 5/2018 vẫn bao gồm chi phí dự phòng.
Theo KTNN, những sai sót đó dẫn tới việc ký kết giá trị hợp đồng BT ban đầu (căn cứ theo tổng mức đầu tư) thường có giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế thực hiện đã được quyết toán hoặc KTNN xác định trong phần giá trị hợp đồng BT.
Dự án có con số báo cáo là 1.543,6 tỉ đồng, trong khi giá trị KTNN xác nhận lại chỉ hơn 946,5 tỉ đồng (chênh lệch gần 600 tỉ đồng).
Ngoài ra, dự án còn chậm tiến độ theo điều khoản hợp đồng BT đã ký, không đáp ứng được yêu cầu sự cần thiết của dự án. Việc giao đất thực hiện dự án đối ứng để thanh toán hợp đồng BT còn nhiều bất cập.
Được biết, Công ty cổ phần Tasco nguyên là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập từ năm 1971 với tên gọi ban đầu là Đội cầu Nam Hà, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông.
Doanh nghiệp này đang là chủ đầu tư các dự án BOT với các trạm thu phí để hoàn vốn cho dự án như quốc lộ 10, quốc lộ 21, quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Bình, quốc lộ 10 đi Hải Phòng, dự án thu phí không dừng toàn quốc.
Giai đoạn 2016 – 2020, doanh nghiệp này hướng vào đầu tư bất động sản theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng (đầu tư các dự án BT Hạ tầng giao thông).
-
Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao?
CafeLand - Sau nhiều năm triển khai, nhiều dự án đổi đất lấy hạ tầng (BT) đã làm cho bộ mặt thành phố Hà Nội thay đổi rất tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn đó những dự án chậm tiến độ, thậm chí là đội vốn.
-
CafeLand - Việc triển khai thực hiện các dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) nở rộ như một phong trào tại nhiều địa phương từ cách đây 5 năm. Với nhiều người, việc đổi đất lấy hạ tầng là miếng bánh ngon, là khoản đầu tư siêu lợi nhuận của các đại gia bất động sản. Thậm chí, phong trào này còn giúp biến không ít doanh nghiệp bất động sản thành đại gia khi bỗng chốc nhận được những quỹ đất đối ứng với giá trị khổng lồ.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).