Việt Nam và Lào đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt trên 2 tỷ USD mỗi năm. Trong đó, Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào vừa được ký kết sẽ tạo đòn bẩy thuận lợi để hai nước sớm đạt được mục tiêu trên
Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, kim ngạch thương mại hai nước chủ yếu tăng trưởng dương. Năm 2018, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã đạt mức 1 tỷ USD. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào đã phát triển mạnh mẽ hơn. Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 1,37 tỷ USD. Năm 2022, con số này là 1,65 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2023, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 1,63 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 533 triệu USD, giảm 18,7%; nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 1,1 tỷ USD, tăng 4,7%.
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại Việt – Lào đạt 927,8 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2023. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào chủ yếu là xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị... Ở chiều ngược lại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu cao su, gỗ, quặng và khoáng sản từ Lào. Tính bình quân giai đoạn 2021-2023, tốc độ tăng trưởng bình quân thương mại hai nước đạt 17,7%.
Về hợp tác đầu tư, Việt Nam luôn nằm trong top 3 đối tác thương mại lớn nhất của Lào nhiều năm qua, sau Trung Quốc và Thái Lan. Theo thông tin từ Hội nghị giữa kỳ đánh giá Thỏa thuận kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào năm 2024 và rà soát, thúc đẩy Hiệp định hợp tác song phương hai nước giai đoạn 2021-2025, tính đến nay, Việt Nam đầu tư vào Lào 256 dự án, có tổng vốn đăng ký khoảng 5,5 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế đạt khoảng 2,8 tỷ USD.
Trong đó, nhiều dự án hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Lào, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa...
Có thể thấy, trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mối quan hệ trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại và đầu tư giữa hai nước hết sức quan trọng và cần phát huy. Nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển, Chính phủ hai nước giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào thúc đẩy, nâng cấp các thỏa thuận thương mại đã ký kết, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại… nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước.
-
Xây dựng Hiệp định mua bán than giữa Việt Nam - Lào
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ Năng lượng và Mỏ Lào phối hợp chặt chẽ, xây dựng và đàm phán Hiệp định để hướng tới ký kết mua bán than.
-
Bức tranh Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 qua những con số
Bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 với nhiều khởi sắc khi xuất khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 23,31 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 19,58 tỷ USD, khách quốc tế tăng mạnh so với cùng kỳ,... theo số liệu...
-
Chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá dịp cuối năm
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại để ổn định thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh...
-
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD
Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD, theo số liệu ...