Một công trình xây dựng sai phép trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10) đang trong quá trình cưỡng chế, tháo dỡ
Theo ông Đặng Hoàng Phương, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 10, từ cuối năm 2018 đến 2019, ở phường 12 có 6 công trình (740/15A+17, 766/12 đường Sư Vạn Hạnh, 252/43, 252/45 đường Cao Thắng, 839/10 đường Lê Hồng Phong, 42/2 đường Trần Thiện Chánh) xây dựng sai phép, không phép do ông Vũ Văn Quang và người thân thực hiện. Đây là những công trình vi phạm quy mô lớn, tăng từ 2-3 tầng, lấp các ô thông tầng... Tại thời điểm lập biên bản xử lý, cơ quan chức năng ghi nhận diện tích vi phạm 400-600m2/công trình, thậm chí có công trình diện tích vi phạm lên đến 900m2.
Bà Nguyễn Thị Thu Nga, Phó Chủ tịch UBND quận 10, cho biết thêm, dù quận nhiều lần mời chủ đầu tư lên giải thích về tầng cao tối đa khu vực này 6-7 tầng, tùy theo chức năng. Tuy nhiên, chủ đầu tư bất chấp, cho xây vượt lên 9-10 tầng. Ngoài ra, sau khi hoàn thiện, chủ đầu tư còn tự ý chuyển đổi công năng công trình làm khách sạn, karaoke. Các công trình vi phạm nêu trên đã được Thanh tra Sở Xây dựng TPHCM và UBND quận 10 lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt, cưỡng chế, tuy nhiên việc cưỡng chế, xử lý đang gặp rất nhiều khó khăn.
“Hầu hết chủ đầu tư công trình vi phạm không hợp tác, thậm chí cản trở, chống đối khi lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý. Đáng chú ý, một số chủ đầu tư công trình vi phạm là thành viên của một hiệp hội. Hiệp hội này có văn bản gửi Thành ủy TPHCM, UBND TPHCM, tác động quận cho tồn tại công trình trái phép”, bà Thu Nga giải thích nguyên nhân việc xử lý công trình kéo dài. Ngoài ra, theo UBND quận 10, thủ tục, quy trình xử lý các công trình vi phạm còn bất cập cũng góp phần gây khó khăn trong quá trình xử lý. Cụ thể, khi phát hiện vi phạm thì chủ đầu tư được phép điều chỉnh giấy phép xây dựng trong 60 ngày. Trong khoảng thời gian này, chủ đầu tư tìm cách né tránh các biện pháp xử lý của cơ quan chức năng.
Để việc xử lý được chặt chẽ, quận đã có văn bản trả lời chủ đầu tư, báo cáo UBND TPHCM, Sở Xây dựng TPHCM về các công trình vi phạm cũng như việc tổ chức cưỡng chế. Hiện nay, phương án tháo dỡ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước tiên, quận sẽ cưỡng chế công trình 766/12 đường Sư Vạn Hạnh. Đây cũng là công trình vi phạm mà người dân có đơn thư phản ánh, yêu cầu cơ quan chức năng phải xử lý. Công trình vi phạm này có quy mô lớn, thời gian xử lý công trình dự kiến kéo dài từ 30-60 ngày. Đối với 5 công trình còn lại, quận sẽ xử lý vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5-2021. “Quận sẽ xử lý nghiêm các công trình vi phạm nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”, bà Nguyễn Thị Thu Nga khẳng định.
-
Sai phạm đã rõ, sao chưa xử lý?
Từ một thỏa thuận dân sự trả lại đất thuê giữa 3 người, trở thành tranh chấp đất đai của 20 hộ dân, với hàng chục công trình xây dựng không phép. Vụ việc kéo dài nhiều năm, gây bức xúc cho người dân, nhưng đến nay chính quyền huyện Hóc Môn (TPHCM) vẫn chưa giải quyết dứt điểm, mặc dù UBND TPHCM đã nhiều lần chỉ đạo.
-
Sóc Sơn, Hà Nội nghiêm cấm mua bán, xây dựng trái phép tại khu vực Trại Phong
Trước tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất trái phép tại khu vực Trại Phong, thôn Phú Ninh, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản chỉ đạo về việc này.
-
Hướng dẫn hợp thức hóa nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép năm 2022
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022).
-
Loạt dự án đất vàng tại Hà Nội xây vượt tầng, “hô biến” tầng kỹ thuật thành căn hộ để bán
CafeLand - Trong giai đoạn 2003-2016, hàng loạt dự án tọa lạc tại những khu đất vàng tại Hà Nội chậm đưa vào sử dụng, giao đất không thông qua đấu giá, khởi công dự án khi chưa đủ điều kiện… Đặc biệt, nhiều dự án xây dựng vượt tầng, chuyển đổi công n...