Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa IFC và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu. diễn ra sáng 11/11 tại trụ sở Bộ Tài chinh.
IFC cho biết, thỏa thuận hợp tác mới với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ góp phần vào nỗ lực của chính phủ nhằm huy động thị trường vốn tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua tài chính xanh và tài chính bền vững.
Với sự hỗ trợ của IFC, UBCKNN sẽ thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) — cũng như tăng cường giám sát việc thực thi các yêu cầu quốc gia về ESG của các thành viên thị trường. Điều này sẽ giúp củng cố khuôn khổ chính sách về tài chính bền vững, khuyến khích các sản phẩm tài chính sáng tạo như trái phiếu xanh, trái phiếu chuyển dịch (transition bonds) và trái phiếu gắn với phát triển bền vững (sustainability-linked bonds) để thu hút các nhà đầu tư quốc tế mà đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các tài sản bền vững.
“Thị trường vốn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế Việt Nam theo hướng carbon thấp và nâng cao khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu, thông qua nỗ lực huy động nguồn vốn xanh”, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính nhận định.
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cho biết: “Thúc đẩy tài chính xanh và tài chính bền vững là ưu tiên dài hạn của UBCKNN. Việc IFC tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy áp dụng các chuẩn mực và thông lệ ESG của các thành viên thị trường sẽ giúp mở rộng quy mô huy động tài chính xanh, hướng tới một thị trường vốn phát triển bền vững tại Việt Nam”.
Những nỗ lực này nằm trong khuôn khổ Chương trình Tích hợp Môi trường, Xã hội và Quản trị (IESG) – một sáng kiến hợp tác giữa IFC và SECO, với mục tiêu chính là hỗ trợ các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên liên quan khác tại Việt Nam quản lý các rủi ro ESG thông qua việc xây dựng các khung quản trị, các quy trình quản lý và ra quyết định liên quan.
"Tăng cường năng lực ESG quyết định đến việc thực hiện các cam kết khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)”,ông Werner Gruber, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ tại Việt Nam cho biết. "Tuy nhiên, việc không đánh giá đầy đủ và đúng mức các rủi ro ESG có thể dẫn đến các quyết định đầu tư không thành công và thiếu tính bền vững. Hợp tác của SECO và IFC nhằm cải thiện thực hành ESG tại Việt Nam, giúp thu hút được nguồn vốn đầu tư cho các dự án bền vững hướng tới lộ trình phát triển kinh tế toàn diện và bền vững hơn”.
“Xanh hóa thị trường vốn với trọng tâm là áp dụng các tiêu chuẩn ESG phải là một ưu tiên khi Việt Nam tập trung huy động đầu tư tư nhân để đạt được mục tiêu kép là trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, bà Kim-See Lim, Giám đốc Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của IFC chia sẻ.
IFC cho biết, là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và thiên tai và cũng là một trong những nền kinh tế có cường độ phát thải carbon cao nhất ở châu Á, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon của nền kinh tế và đạt được trạng thái trung hòa carbon vào năm 2050 như đã cam kết tại Hội nghị Khí hậu Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP 26). Điều này sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ trong 30 năm tới, trong đó nguồn lực của nhà nước chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tài chính.
-
10 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp thực hiện mua lại 147.484 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp
Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 10/2022, Công ty TNHH Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Núi Pháo là doanh nghiệp duy nhất phát hành trái phiếu trong tháng 10 với giá trị 210 tỷ đồng.
-
Trung Nam Group mua trước hạn 6 lô trái phiếu mệnh giá 7.850 tỷ đồng
Ngày 14/1, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo về việc tạm ngừng giao dịch đối với một loạt trái phiếu của CTCP Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 từ ngày 17/1.
-
Văn Phú – Invest huy động thành công 250 tỷ đồng trái phiếu trong một ngày
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 9/1 đã công bố kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ của Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (mã chứng khoán: VPI).
-
Hơn 57% giá trị trái phiếu đến hạn trong năm 2025 thuộc nhóm bất động sản
Dự kiến trong năm 2025, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 210.761 tỷ đồng; trong đó, 57,1% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với gần 120.330 tỷ đồng.