Ông Phạm Nhật Vượng: Đà tăng ngoạn mục, tiến sát Top 300 thế giới
Dẫn đầu danh sách là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, với tổng tài sản hiện đạt 8 tỷ USD – tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2024. Chỉ trong 4 tháng, ông đã nhảy vọt 472 bậc, từ vị trí 831 lên hạng 359 thế giới.
Điểm sáng của cú bứt phá này nằm ở cổ phiếu VIC – "trái tim" trong hệ sinh thái Vingroup. Với việc sở hữu trực tiếp hơn 691 triệu cổ phiếu VIC, cùng phần lớn cổ phần nắm giữ gián tiếp tại Vinhomes (VHM) và VinFast, ông Vượng đang chứng kiến "con thuyền" của mình lướt sóng mạnh mẽ.
Riêng phiên 11/4, VIC tăng trần 6,9%, lên 65.100 đồng/cổ phiếu – tăng hơn 50% kể từ đầu năm. Điều này giúp ông Vượng chỉ trong một ngày đã “gặt” thêm 655 triệu USD, góp phần củng cố vị thế là người giàu nhất Việt Nam.
Ông Trần Đình Long: “Vua thép” trở lại đường đua Không chịu kém cạnh, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, cũng có cú tăng tốc đáng gờm. Với 258 triệu USD tài sản tăng thêm, tổng giá trị khối tài sản ròng của ông Long hiện vào khoảng 2 tỷ USD, xếp thứ 1.710 thế giới. Cổ phiếu HPG sáng 11/4 cũng tăng trần, thanh khoản bùng nổ hơn 76 triệu đơn vị, trở thành một trong những cổ phiếu “nóng bỏng tay” nhất sàn.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: “Nữ đại gia” ghi dấu ấn mạnh mẽ
“Bông hồng thép” của giới tài chính – bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Vietjet – cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng 170 triệu USD, nâng tổng tài sản lên 2,4 tỷ USD. Vị thế “nữ tỷ phú duy nhất” của Việt Nam tiếp tục được củng cố với cú tăng trưởng này.
Ông Hồ Hùng Anh: Techcombank đưa tài sản “cất cánh”
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank, cũng không nằm ngoài làn sóng tăng trưởng. Tài sản của ông đã tăng thêm 225 triệu USD, nâng tổng giá trị lên 1,7 tỷ USD, vươn lên thứ 1.987 trong danh sách tỷ phú toàn cầu.
Tài sản tăng nhưng số lượng tỷ phú giảm
Dù tài sản tăng mạnh, Việt Nam hiện chỉ còn 4 tỷ phú USD – giảm so với 6 người vào đầu năm 2024. Ông Trần Bá Dương (Thaco) và ông Nguyễn Đăng Quang (Masan) đã tạm rời khỏi “câu lạc bộ tỷ đô” do giá trị tài sản ròng sụt xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD.
Dẫu vậy, trong thời điểm thị trường tài chính thế giới vẫn nhiều bất ổn, sự tăng trưởng thần tốc về tài sản của các tỷ phú Việt không chỉ là minh chứng cho tầm vóc doanh nhân mà còn thể hiện sức sống mãnh liệt của nền kinh tế Việt Nam.
-
Phố Wall đang chứng kiến một làn sóng tỷ phú mới nhờ lĩnh vực ít người biết đến
Với tài sản hơn 61 tỷ USD, những ông trùm tín dụng tư nhân đã tích lũy khối tài sản khổng lồ trong một lĩnh vực tài chính từng ít được chú ý.
-
Giữa đại dịch, một loạt tỷ phú Việt lấy lại tiền tỷ
CafeLand – Những diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán trong nước đã giúp cổ phiếu của hàng loạt tập đoàn lên như diều gặp gió, góp phần khiến khối tài sản ròng của nhiều tỷ phú giàu có trở lại.
-
"Thiên nga đen" xuất hiện khiến tỷ phú Việt mất hàng nghìn tỷ đồng
CafeLand - 7 con thiên nga đen được thả xuống Hồ Hoàn Kiếm, một hồ nước được xem là linh thiêng nhất Việt Nam. Thật trùng hợp sự xuất hiện của thiên nga đen, cùng lúc với thị trường chứng khoán Việt Nam đã có đợt giảm điểm lịch sử trong hàng chục năm qua. Cho đến giờ, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hết bàng hoàng không hiểu vì sao tài sản của mình có thể bay mất 20% trong khi không hề có một tin tức tiêu cực thực sự nào từ nền kinh tế trong nước lẫn thế giới.








-
CEO Techcombank: Việt Nam có thể tăng trưởng 10%
Ông Jens Lottner đánh giá mục tiêu tăng trưởng 10% của Việt Nam là khả thi, nhưng phải trong điều kiện tận dụng chính xác các yếu tố vĩ mô thuận lợi.
-
Doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng
Giải ngân đầu tư công tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, song cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết liên quan đến đầu tư công vẫn còn hạn chế.
-
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất đã qua, UOB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Trong báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng UOB công bố ngày 8.7, ngân hàng này điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.