Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao... Mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
Các NH thương mại cần hạn chế mức độ tập trung vốn vay đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản. Thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.
Theo NHNN, trong năm 2017 tín dụng dần chuyển dịch vào các lĩnh vực ưu tiên. Tăng trưởng tín dụng đến cuối năm đạt 18,17%, trong đó dư nợ tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. Ngược lại, tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro tăng không cao và chiếm tỉ lệ ngày càng thấp.
Vậy vì sao NHNN tiếp tục yêu cầu tổ chức tín dụng dồn vốn cho sản xuất kinh doanh và hạn chế tín dụng chảy vào các lĩnh vực rủi ro?
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, phân tích tín dụng lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ tăng 8,56% so với năm trước và chiếm tỉ trọng 6,53% dư nợ nền kinh tế (tương đương khoảng 400.000 tỉ đồng). Tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông tăng khoảng 7,43% và hiện chiếm 1,5% tổng dư nợ tín dụng.
"So với các lĩnh vực khác, tín dụng vào lĩnh vực rủi ro chiếm tỉ lệ không cao nhưng NHNN vẫn chủ động yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ. Ngay cả tín dụng tiêu dùng và cho vay đầu tư chứng khoán cũng cần được lưu ý để hạn chế rủi ro" - ông Hùng nói.
Với tín dụng tiêu dùng, NHNN yêu cầu các NH thương mại nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế phát sinh rủi ro. NH thương mại cũng cần giám sát chặt việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).