25/04/2014 9:27 PM
Theo báo cáo của Bộ trưởng Xây dựng vừa gửi Thủ tướng, vào cuối tháng 3: thị trường bất động sản những tháng đầu năm 2014 đã có xu hướng ấm dần lên, nhưng còn nhiều khó khăn như: hàng tồn kho lớn, dự án xa trung tâm, giá cả bất động sản vẫn ở mức cao so với thu nhập của người dân. Do đó, một trong những giải pháp đầu tiên để giúp giải quyết hàng tồn kho được Bộ trưởng kiến nghị là: Không cấp phép dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trong năm 2014.

Một thời gian dài, từ năm 2008 đến nay, Bộ Xây dựng đã để cho thị trường bất động sản tự điều chỉnh, nhưng lượng hàng tồn kho vẫn còn tương đối nhiều. Thiết nghĩ, đó là một căn cứ để Bộ kiến nghị với chính phủ. Trong điều kiện lượng hàng tồn kho còn lớn như thế, kiến nghị này sẽ có lợi cho những nhà cung cấp bất động sản đã và đang có những công trình dở dang, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh, giảm hàng tồn đọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta hạn chế những dự án mới đối với nhà ở thương mại trong năm 2014, tất yếu nguồn cung sẽ hạn chế, dẫn đến cơ chế tự điều chỉnh về giá trên thị trường bị hạn chế theo. Như vậy người tiêu dùng, các nhà đầu tư có nhu cầu về nhà ở sẽ không được lợi. Bởi cơ chế tự điều chỉnh giá là một cơ chế của thị trường, tạo lợi ích cho những người có nhu cầu thực sự về nhà ở thương mại.

Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư tiềm năng, các nhà cung cấp bất động sản có năng lực, sau một thời gian dài trải nghiệm, họ bắt đầu nhận định được phân khúc nào là phân khúc mình có khả năng đầu tư và có thể thu được lợi nhuận. Nhưng nếu họ thấy doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư ở phân khúc nhà ở thương mại trong năm 2014, thì lúc này, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế, nguồn cung bất động sản sẽ giảm theo. Việc hạn chế nguồn cung bất động sản sẽ trực tiếp làm giảm dòng đầu tư từ các nhà cung cấp bất động sản như: hạn chế việc tiêu thụ các nguyên vật liệu liên quan đến xây dựng, hạn chế việc làm, tác động trực tiếp đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản và ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng nền kinh tế.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay cung lớn hơn cầu, thì việc điều tiết của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là rất cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên, cơ quan chức năng nên có những hướng đi thận trọng và nên xem xét ở từng địa phương cụ thể, để biết được địa phương nào dư cung quá lớn mà có hạn chế về mặt cấp phép. Đối với dự án có phương án hợp lý, mang lại lợi ích cho người dân thì không nên cấm mà nên khuyến khích. Nhưng điều này không nên duy trì ở một diện rộng bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi tăng trưởng của thị trường bất động sản nói riêng và việc phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện giảm giá bán để kích thích sức mua. Đây cũng là giải pháp cần khuyến khích. Các doanh nghiệp bất động sản cũng cần tăng mức độ và tốc độ giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính thanh khoản và chia sẻ với người tiêu dùng trong thời điểm khó khăn. Có như thế, doanh nghiệp mới có thể tạo cơ sở vững chắc, đồng hành cùng nhà nước để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho tự thân doanh nghiệp phát triển kinh doanh, vươn ra những dự án mới khi doanh nghiệp đã giải quyết được lượng hàng tồn đọng.

Huệ Như (VOH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.