Một dự án nhà xưởng tại Khu công nghiệp Deep C.
Dự án án nhà xưởng BW Deep C 2 tọa lạc tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, với tổng diện tích sàn đạt 55.000m2.
Dự án được thiết kế bao gồm nhà xưởng và nhà kho 1 tầng với chiều cao trần từ 7-9m, phù hợp cho cả sản xuất lẫn kho bãi. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào quý 3/2025, đáp ứng nhu cầu logistics ngày càng tăng tại khu vực.
Với việc khởi công BW Deep C 2, BW đã hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm 2024 là đạt hơn 1,1 triệu m2 diện tích cho thuê, gấp 2,5 lần kết quả kinh doanh năm 2021. BW hiện sở hữu 4,3 triệu m2 diện tích sàn đã hoàn thành hoặc đang xây dựng tại 59 dự án trên 12 tỉnh và thành phố, nâng tổng giá trị tài sản (AUM) lên gần 3 tỷ USD.
Hải Phòng hiện là điểm đến hàng đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, với dòng vốn dự kiến đạt 4 tỷ USD vào năm 2024. Các nhà sản xuất toàn cầu như LG, Pegatron, Changhong và USI cùng chuỗi cung ứng của họ đã thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ về kho xưởng tại khu vực.
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công thương), hoạt động của dịch vụ logistics tại Hải Phòng bước đầu thể hiện vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như Đồng bằng sông Hồng, nhưng so với tiềm năng và lợi thế, ngành logistics của Hải Phòng phát triển chưa tương xứng và chưa phát huy được hiệu quả vai trò đầu mối logistics quan trọng, kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và quốc tế.
Trong đó, chi phí logistics còn cao do hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; công nghệ thông tin còn hạn chế, chất lượng và tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực logistics còn yếu, hiện mới đáp ứng khoảng 40 đến 45% nhu cầu thị trường...
Hải Phòng hiện có 250 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics với hơn 170 nghìn lao động, cùng 60 kho bãi chính có tổng diện tích khoảng 701 ha. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp logistics tại Hải Phòng mới chỉ thực hiện các công đoạn thô như bốc xếp, kho bãi, vận chuyển đường bộ..., với nguồn thu thấp, tạo giá trị gia tăng không cao, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như: ONE, Maersk-line, Mitsui O.S.K line, APL... hiện đang chiếm từ 75 đến 80% thị phần logistics của Hải Phòng.
-
Nhiều biến động thú vị tại thị trường nhà xưởng và nhà kho xây sẵn
Trong khi thị trường nhà xưởng xây sẵn tiếp tục cho thấy hiệu suất bền vững giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, thị trường nhà kho xây sẵn lại đang ổn định sau một giai đoạn phát triển mạnh mẽ.







-
Kế hoạch về nâng cấp cảng biển lớn nhất miền Bắc với 4 bến container khủng trị giá gần 25.000 tỷ đồng
Bộ Tài chính vừa hoàn tất thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng các bến container số 9, 10, 11 và 12 tại khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Hải Phòng mới sắp đầu tư thêm khu công nghiệp gần 3.400 tỷ đồng
Tỉnh Hải Dương cũ, nay là Hải Phòng, tiếp tục mở rộng bản đồ công nghiệp với siêu dự án Khu công nghiệp Hoàng Diệu quy mô hơn 245 ha tại Gia Lộc, tổng vốn gần 3.400 tỷ đồng.
-
Phát huy tối đa cơ chế đặc thù, vượt trội để phát triển thành phố
Tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành cao, Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025, không chỉ là bước tiếp ...