Luật Đất đai năm 2003 quy định thời hạn giao sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 20 năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này dự kiến thời hạn giao sử dụng đất nông nghiệp đều là 50 năm. Giao quyền sử dụng 20 năm hay 50 năm đối với đất nông nghiệp là một chế định thoạt nghĩ tưởng như đơn giản, song đây lại là vấn đề hệ trọng, đang được nhiều người quan tâm bàn luận.
Còn khập khiễng
Lý lẽ cơ bản mà Ban soạn thảo đưa ra là: Việc nâng hạn mức giao sử dụng đất nông nghiệp 50 năm nhằm giúp nông dân gắn bó hơn với đất đai và yên tâm đầu tư sản xuất; bảo đảm công bằng như doanh nghiệp được sử dụng 50 năm… Suy cho thấu đáo thì lý lẽ trên chưa thật toàn diện, còn khập khiễng, chưa tính hết các yếu tố, tính chất, đặc trưng, đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng từng loại đất và vì sao lại phải phân ra các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng?
Nước ta là một quốc gia lúa nước, với diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 80% và cũng có trên 80% người dân làm nông nghiệp, xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới, nên thời hạn giao đất nông nghiệp cho người sử dụng càng trở nên quan trọng, đồng thời cũng là vấn đề nhạy cảm. Dù giao bao nhiêu năm thì vẫn phải căn cứ vào thực tế, đồng thời cần tính toán kỹ tới định hướng tương lai, tránh những hệ lụy, hệ quả của việc kéo dài thời hạn. Có địa phương bình quân mỗi người chưa đến 1 sào đất. Đó là chưa kể đến những nơi do phát triển công nghiệp, đô thị, mỗi người dân làm nông nghiệp chỉ còn chưa đầy 100m2 như nhiều xã ở các huyện giáp ranh nội thành thuộc Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng…
Thời gian qua, đã xảy ra rất nhiều vấn đề bất cập, không công bằng trong quá trình quản lý sử dụng đất nông nghiệp như người sử dụng đất chết đi có người thừa kế, họ chuyển đổi nghề khác, chuyển khẩu đi nơi khác, thay đổi quốc tịch Việt Nam nhưng không tự nguyện giao lại đất nông nghiệp dẫn đến có hộ gia đình chỉ còn rất ít người làm nghề nông, thậm chí không còn ai sản xuất nông nghiệp nhưng do được thừa kế, tặng cho từ những thành viên khác trong gia đình nên mức hạn điền của họ gấp nhiều lần hộ khác, người khác. Trong thời hạn sử dụng đất, gia đình nào cũng có thể tìm các lý do vận dụng phù hợp pháp luật để giữ lại diện tích đất nông nghiệp đã được giao. Bên cạnh đó thì có hộ gia đình sản xuất nông nghiệp do sinh thêm con, do kết hôn… tăng thêm nhân khẩu, vì không được chia thêm đất nên bình quân mức hạn điền với mỗi người lại giảm đi; họ lại không có khả năng chuyển đổi nghề, thiếu vốn, thu nhập đơn thuần từ sản xuất nông nghiệp không đáp ứng được đủ mức sống bình thường. Vì thế, ở nông thôn đã và đang diễn ra tình trạng phổ biến người có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp thì không có đất, còn người không có nhu cầu thì vẫn chiếm giữ phần đất mà gia đình, người thân của họ để lại.
Cần suy tính toàn diện
Luật Đất đai năm 2003 quy định rất cụ thể 3 nhóm đất gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Với mỗi loại đất, việc quản lý và sử dụng khác nhau, nhưng lại không quy định cụ thể việc thu hồi đối với từng đối tượng và từng loại đất. Đây là sự thiếu sót, nhưng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cũng không bổ sung quy định cụ thể. Nếu Luật Đất đai (sửa đổi) không bổ sung ngay các quy định phù hợp, đúng đắn về thời hạn giao và thu hồi đất nông nghiệp sẽ xảy ra mâu thuẫn khó có thể điều hòa trong nông dân, nông thôn. Hàng triệu con em nông dân sinh ra sau khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành không có đất để canh tác, họ sẽ làm gì để duy trì cuộc sống? Sự bần cùng hóa nông dân sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Như trên đã phân tích, thời hạn sử dụng và thu hồi đất là các chế định rất quan trọng và nhạy cảm, cần phải suy tính toàn diện về công tác quản lý của Nhà nước, về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, về sự ổn định, phát triển trước mắt và lâu dài của quốc gia, dân tộc. Thiết nghĩ sửa đổi Luật Đất đai lần này nên quy định với đất nông nghiệp chỉ nên giao thời hạn chung là 30 năm. Đồng thời, quy định cụ thể hơn các trường hợp phải thu hồi do người sử dụng có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng. Quy định thêm các trường hợp đương nhiên phải thu hồi đối với đất nông nghiệp khi người sử dụng đất chết, người sử dụng đất đã chuyển sang nghề khác thoát ly sản xuất nông nghiệp (người hưởng phụ cấp hưu trí, cán bộ, công chức nhà nước…), người sử dụng đất chuyển hộ khẩu sang địa phương khác; người chuyển đổi không còn mang quốc tịch Việt Nam… Có như vậy, mới tạo điều kiện cho những nhân khẩu mới ở nông thôn, người làm nông nghiệp được chia ruộng đất, yên tâm sản xuất, ổn định đời sống. Đây cũng là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển của đất nước.
Nước ta là một quốc gia lúa nước, với diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 80% và cũng có trên 80% người dân làm nông nghiệp, xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới, nên thời hạn giao đất nông nghiệp cho người sử dụng càng trở nên quan trọng, đồng thời cũng là vấn đề nhạy cảm. Dù giao bao nhiêu năm thì vẫn phải căn cứ vào thực tế, đồng thời cần tính toán kỹ tới định hướng tương lai, tránh những hệ lụy, hệ quả của việc kéo dài thời hạn. Có địa phương bình quân mỗi người chưa đến 1 sào đất. Đó là chưa kể đến những nơi do phát triển công nghiệp, đô thị, mỗi người dân làm nông nghiệp chỉ còn chưa đầy 100m2 như nhiều xã ở các huyện giáp ranh nội thành thuộc Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng…
Thời gian qua, đã xảy ra rất nhiều vấn đề bất cập, không công bằng trong quá trình quản lý sử dụng đất nông nghiệp như người sử dụng đất chết đi có người thừa kế, họ chuyển đổi nghề khác, chuyển khẩu đi nơi khác, thay đổi quốc tịch Việt Nam nhưng không tự nguyện giao lại đất nông nghiệp dẫn đến có hộ gia đình chỉ còn rất ít người làm nghề nông, thậm chí không còn ai sản xuất nông nghiệp nhưng do được thừa kế, tặng cho từ những thành viên khác trong gia đình nên mức hạn điền của họ gấp nhiều lần hộ khác, người khác. Trong thời hạn sử dụng đất, gia đình nào cũng có thể tìm các lý do vận dụng phù hợp pháp luật để giữ lại diện tích đất nông nghiệp đã được giao. Bên cạnh đó thì có hộ gia đình sản xuất nông nghiệp do sinh thêm con, do kết hôn… tăng thêm nhân khẩu, vì không được chia thêm đất nên bình quân mức hạn điền với mỗi người lại giảm đi; họ lại không có khả năng chuyển đổi nghề, thiếu vốn, thu nhập đơn thuần từ sản xuất nông nghiệp không đáp ứng được đủ mức sống bình thường. Vì thế, ở nông thôn đã và đang diễn ra tình trạng phổ biến người có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp thì không có đất, còn người không có nhu cầu thì vẫn chiếm giữ phần đất mà gia đình, người thân của họ để lại.
Cần suy tính toàn diện
Luật Đất đai năm 2003 quy định rất cụ thể 3 nhóm đất gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Với mỗi loại đất, việc quản lý và sử dụng khác nhau, nhưng lại không quy định cụ thể việc thu hồi đối với từng đối tượng và từng loại đất. Đây là sự thiếu sót, nhưng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cũng không bổ sung quy định cụ thể. Nếu Luật Đất đai (sửa đổi) không bổ sung ngay các quy định phù hợp, đúng đắn về thời hạn giao và thu hồi đất nông nghiệp sẽ xảy ra mâu thuẫn khó có thể điều hòa trong nông dân, nông thôn. Hàng triệu con em nông dân sinh ra sau khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành không có đất để canh tác, họ sẽ làm gì để duy trì cuộc sống? Sự bần cùng hóa nông dân sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Như trên đã phân tích, thời hạn sử dụng và thu hồi đất là các chế định rất quan trọng và nhạy cảm, cần phải suy tính toàn diện về công tác quản lý của Nhà nước, về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, về sự ổn định, phát triển trước mắt và lâu dài của quốc gia, dân tộc. Thiết nghĩ sửa đổi Luật Đất đai lần này nên quy định với đất nông nghiệp chỉ nên giao thời hạn chung là 30 năm. Đồng thời, quy định cụ thể hơn các trường hợp phải thu hồi do người sử dụng có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng. Quy định thêm các trường hợp đương nhiên phải thu hồi đối với đất nông nghiệp khi người sử dụng đất chết, người sử dụng đất đã chuyển sang nghề khác thoát ly sản xuất nông nghiệp (người hưởng phụ cấp hưu trí, cán bộ, công chức nhà nước…), người sử dụng đất chuyển hộ khẩu sang địa phương khác; người chuyển đổi không còn mang quốc tịch Việt Nam… Có như vậy, mới tạo điều kiện cho những nhân khẩu mới ở nông thôn, người làm nông nghiệp được chia ruộng đất, yên tâm sản xuất, ổn định đời sống. Đây cũng là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển của đất nước.
Phạm Xuân Diên (Hà Nội mới)
VIP
MẶT TIỀN KINH DOANH SẦM UẤT TRƯỜNG CHINH- CHỢ LẠC QUANG - QUẬN 12- DT 47M- 4TẦNG
10 tỷ 500 triệu- 47m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931481***
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán Khách sạn mini siêu chất tại Sun Urban City Hà Nam 1xtỷ 112m2 MT 8m sẵn sổ
10 tỷ 500 triệu- 112m2
Phủ Lý, Hà Nam
Hôm nay
0943274***
VIP
The Ocean Villas - Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao mặt biển Đà Nẵng giá 31 tỷ
31 tỷ - 616m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0943133***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
BÁN CĂN HỘ VEN SÔNG LIỀN KỀ ĐH RMIT - GIÁ CHỈ TỪ 52 Triệu/m2 - LH 0902413541
4 tỷ 500 triệu- 80m2
Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902413***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
KHU BIỆT THỰ ĐẲNG CẤP THỨ TRƯỞNG PHỐ ĐỐC NGỮ- BA ĐÌNH- NHÀ LÔ GÓC 3 THOÁNG
38 tỷ - 116m2
Ba Đình, Hà Nội
Hôm nay
0979531***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.