Tỷ giá chính thức biến động trong những ngày gần đây không làm các chuyên gia lo ngại. Tuy nhiên, họ nghi ngờ về khả năng thành công của việc giữ tỷ giá thay đổi không quá 1% đến cuối năm.

Từ ngày 4/10 trở về trước, tỷ giá đôla bình quân liên ngân hàng luôn duy trì ở mức 20.628 đồng. Đến 5/10, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp điều chỉnh tăng lên 20.638 đồng, rồi 20.648 đồng và lên 20.653 đồng hôm 7/10.


Cùng với đó, tỷ giá niêm yết trong các ngân hàng thương mại cũng luôn điều chỉnh tăng lên mức kịch trần và khoảng cách giữa mua bán rất sát nhau. Không chỉ vậy, thực tế tại một số điểm giao dịch ngân hàng, giá niêm yết trên bảng không phải là mức giao dịch thực tế. Thậm chí, theo thông tin từ một số doanh nghiệp, giá bán USD của một vài nhà băng đã vượt khỏi mức trần (thông qua các loại phí).


RSS Trang nhất Video Xã hội Thế giới Kinh doanh Ebank Chứng khoán Bất động sản Nhà đẹp Doanh nhân Quốc tế Mua sắm Doanh nghiệp viết Văn hóa Thể thao Pháp luật Đời sống Khoa học Vi tính Ôtô - Xe máy Bạn đọc viết Tâm sự Rao vặt Cười KINH DOANH Thứ hai, 10/10/2011, 07:43 GMT+7 Facebook Twitter Google Bookmarks E-mail Bản In 'Khó giữ tỷ giá biến động dưới 1% đến cuối năm'
Theo các chuyên gia: "Khó giữ tỷ giá biến động dưới 1% đến cuối năm". Ảnh: Lệ Chi

Đánh giá về sự biến động này, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Đại học Ngân hàng TP HCM cho rằng, mức tăng những ngày gần đây vẫn chưa đáng kể và có thể xem là động thái điều chỉnh linh hoạt nhằm thăm dò thị trường của Ngân hàng Nhà nước.


Đồng thời, đánh giá về việc Thống đốc tuyên bố từ nay đến cuối năm, tỷ giá sẽ không biến động quá 1%, ông Dương cho đó là sự thể hiện quyết tâm và dựa trên thực lực vốn có của ngân hàng. Thực lực đó là 16 tỷ USD dự trữ, cán cân thanh toán thặng dư, cộng với trạng thái dương ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và dư nợ ngoại tệ được kiềm chế... đủ khả năng để thực hiện quyết tâm trên.


“Tuy nhiên, trên thực tế, sự quyết tâm với việc thực hiện sẽ có độ chênh bởi chịu tác động của nhiều yếu tố bất ngờ”, vị tiến sĩ nói.


Để minh chứng cho nhận định của mình, ông Dương chỉ ra bất ngờ đầu tiên là dù quyết tâm kiềm hãm nhưng dư nợ ngoại tệ vẫn cứ tăng, mặc dù đã nâng dự trữ bắt buộc lên. Cái bất ngờ khác phải kể đến là liệu cán cân thanh toán có như Việt Nam đã tính toán hay không? Cùng với đó là việc giá vàng liên tục biến động mạnh với xu hướng giá trong nước chênh cao với thế giới dễ dẫn đến nguy cơ buôn lậu vàng, đẩy tỷ giá lên cao.


Ngoài ra, ông Dương cho rằng, phải xét đến yếu tố, lời tuyên bố của thống đốc đưa ra trong bối cảnh nào, còn thực tế diễn ra sau đó ra sao? Bởi hiện nay, không chỉ bị tác động những yếu tố nội tại trong nước mà tăng trưởng kinh tế thế giới cũng đang bị dự báo xấu... báo hiệu một trạng thái khó lường. Do đó, những diễn biến bất ngờ trên thế giới cũng có thể tác động làm cho quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước trong việc giữ tỷ giá biến động không quá 1% bị… xao động.


"Áp lực đè lên tỷ giá lớn hơn nhiều so với thực lực và quyết tâm của Thống đốc. Ngân hàng Nhà nước phải hết sức cảnh giác, bởi nếu lơ là, tỷ giá có thể tăng cao và ảnh hưởng đến công cuộc chống lạm phát", ông Dương lưu ý.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Dăng Doanh bày tỏ, cam kết của Ngân hàng Nhà nước ổn định tỷ giá dưới 1% là khá rủi ro và có thể vượt khả năng không chế của cơ quan này.

Bởi theo ông Doanh, cung cầu ngoại tệ phụ thuộc vào nhập siêu. Và tình hình các doanh nghiệp hiện nay đã vay một lượng USD khá lớn để tránh lãi suất đồng nội tệ quá cao. Do đó, việc giữ tỷ giá không biến động quá 1% từ nay đến cuối năm không dễ dàng.


Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng, đồng tiền trong nước đã mất giá 22%, trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại neo giá giữa đồng Việt Nam và đồng đôla, khiến tiền Việt trở nên cao giá hơn. Điều này rất không có lợi cho xuất khẩu. "Cơ bản là phải giảm lạm phát xuống thì mới có thể giữ tỷ giá ổn định. Còn lạm phát cao mà vẫn cố giữ tỷ giá thì điều này không có giá trị", ông Doanh nhấn mạnh.


Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, áp lực về tỷ giá từ nay đến cuối năm không phải là không lớn. Bởi lẽ, theo thống kê, chênh lệch cho vay bằng ngoại hối của Việt Nam đang ở mức 7,5 tỷ USD (tổng cho vay bằng ngoại tệ là 30 tỷ USD, trong khi huy động tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ là 22,5 tỷ USD).


"7,5 tỷ USD không phải là con số quá nhiều nhưng nếu như thời gian đáo hạn chỉ dồn vào 3 tháng cuối năm thì đây sẽ là một lực cầu rất lớn của thị trường ngoại hối. Chính vì thế nếu như ngay từ bây giờ Ngân hàng Nhà nước không có những chính sách hợp lý, linh hoạt thì sức ép tăng giá ngoại tệ là rất lớn", ông nói.


Ông Nghĩa cũng cho rằng, thông điệp phát đi từ Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc neo tỷ giá thay đổi không quá 1% từ nay đến cuối năm, có thể con số này hơi thấp, nhưng điều đó nói lên rằng, cơ quan này sẵn sàng can thiệp và đủ sức can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá hối đoái trong năm nay.


Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Trưởng khoa tài chính ngân hàng, Đại học Mở TP HCM tuy không quá hoài nghi nhưng chia sẻ, muốn thành công trong việc giữ tỷ giá biến động dưới 1%, Ngân hàng Nhà nước trước hết phải ổn định giá vàng. Sau đó là thắt chặt thị trường USD tự do tránh gây áp lực cho thị trường chính thức.

Theo Lệ Chi (Vn Express)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland