Cầu Cao Lãnh cách bến phà Cao Lãnh khoảng gần 1km về phía hạ lưu và cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km về phía thượng lưu, được thiết kế với quy mô cầu dây văng hai mặt phẳng dây, nhịp chính dài 350m; chiều cao thông thuyền 37,5m; trụ tháp hình chữ H cao 123,4m; mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m gồm 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ.
Tổng vốn đầu tư của cầu Cao Lãnh khoảng 3.000 tỷ đồng, từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia, vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và vốn đối ứng của Việt Nam.
Dự án được khởi công ngày 19/10/2013, sau hơn 4 năm thi công, công trình đã hoàn thành và được Hội đồng nghiệm thu nhà nước chấp thuận nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng.
Cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống thuộc "Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông từ Kiên Giang qua Đồng Tháp Mười lên TPHCM".








-
Cửa ngõ miền Tây sắp có cảng biển đón tàu 70.000 tấn
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Tiền Giang (cũ) đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đánh dấu bước đi chiến lược để biến địa phương này thành mắt xích quan trọng trong hệ thống logistics khu vực đồng bằng...
-
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu thi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh
Nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ các dự án tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới sẽ được giải quyết khi 3 mỏ cát trên sông Tiền với tổng diện tích gần 54ha sẽ được đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng....
-
Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu kết nối hai tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp đang làm đến đâu?
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 27km, được chia thành hai dự án thành phần. Tuyến cao tốc này hiện đã thực hiện các hạng mục tuyến chính và tuyến nhánh nút giao… đạt tiến độ khoảng 63% khối lượng....