Ảnh minh hoạ.
Kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như: công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ. GDP trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 5,74% 6 tháng đầu năm 2021 và 2,04% của năm 2020.
Trong thời gian còn lại của năm, KBSV kỳ vọng những tín hiệu khởi sắc của kinh tế vĩ mô sẽ được duy trì nhờ các động lực đến từ việc Chính phủ đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, tiêu dùng nội địa và hoạt động sản xuất chế biến chế tạo hồi phục, xuất khẩu tiếp tục được hưởng lợi nhờ lộ trình tham gia các hiệp định FTAs tuy cũng chịu áp lực trước đà suy giảm kinh tế toàn khiến nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại chính giảm, và dòng vốn FDI ổn định, mặc dù xuất hiện những áp lực về lạm phát và điều hành tỷ giá.
Về lãi suất, 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, duy trì nguồn vốn chi phí thấp tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế khôi phục trở lại.
Trong quý 2, mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng tăng ở cả kì hạn ngắn và dài do thanh khoản các ngân hàng chịu nhiều áp lực khi nhu cầu tín dụng tăng cao, tuy nhiên tới tháng 6 đà tăng đã có phần chững lại khi tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại đã chạm mức trần tín dụng Ngân hàng Nhà Nước cấp cho đầu năm nên dư địa để các ngân hàng cho vay tiếp là không còn. Các ngân hàng nhỏ có mức tăng lãi suất huy động cao (dao động từ 0,5 - 1%), trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh có mức biến động tương đối hẹp (< 0,5%).
Theo dự báo của KBSV, tăng trưởng GDP năm 2022 sẽ ở mức 7,2% (tăng từ mức 6,3% so với báo cáo trước) với kỳ vọng tăng trưởng GDP so với cùng kỳ trong quý 3/2022 sẽ tăng mạnh (+12,4% so với cùng kỳ năm trước) và quý 4/2022 duy trì mức tăng trưởng ổn định (+4,2% so với cùng kỳ năm trước). Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng bao gồm: đầu tư công: xuất khẩu tiếp tục được hưởng lợi nhờ lộ trình tham gia các hiệp định FTAs; dòng vốn FDI ổn định; tiêu dùng nội địa tích cực; Trung Quốc từng bước nới lỏng các biện pháp phong tỏa sẽ giúp tháo gỡ nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu và hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, KBSV cho rằng, lạm phát cao toàn cầu và rủi ro suy thoái kinh tế là yếu tố khó lường kìm hãm đà tăng trưởng của Việt Nam, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, sản xuất và lạm phát trong nước.
Mặc dù xuất hiện một số yếu tố rủi ro gây gia tăng áp lực lạm phát trong năm 2022, nhưng chúng tôi kì vọng lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt ở mức 3,8% cho cả năm 2022 do: (i) Chính sách tiền tệ hỗ trợ ở mức vừa phải của NHNN giúp cung tiền M2 ổn định và không tạo áp lực lên lạm phát (ii) Biến động giá hàng hóa, chủ yếu là giá xăng dầu trong nước ổn định hơn nhờ việc Chính Phủ luôn ưu tiên bình ổn giá thông qua việc giảm thuế môi trường trên giá bán đầu ra, hoặc xem xét các đề xuất khác liên quan tới việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng trên giá bán đầu ra nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục leo thang.
KBSV cho rằng, áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh trong quý 3 trước khi hạ nhiệt và cuối năm, do nhu cầu trong nước hồi phục và ảnh hưởng của xu hướng tăng giá hàng hóa trên thế giới sau khi yếu tố “độ trễ” không còn.
Về lãi suất, trong kịch bản cơ sở lạm phát bình quân tăng 3,8% như nhận định ở trên và không có thêm cú sốc về giá dầu, KBSV cho rằng NHNN có dư địa để tiếp với mức độ hạn chế hơn trước áp lực lạm phát và tỷ giá tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng với mức độ hạn chế hơn, trước áp lực lạm phát và tỷ giá (giữ nguyên các loại lãi suất điều hành ở mức thấp, và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% - tương đương 2021), mà không buộc phải thắt chặt theo xu hướng chung của các NHTW toàn cầu.
Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng trong nửa cuối năm 2022 do: i) lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh; ii) nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi. Mức tăng nhiều khả năng sẽ tăng 0,5-1%, tương ứng với kịch bản cơ sở lạm phát tăng 3,8%.
Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ có xu hướng tăng đồng pha với lãi suất huy động. Tuy nhiên mức tăng sẽ ít hơn ở mức khoảng 0,4 – 0,7%, do Chính Phủ tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng chia sẻ khó khăn với các nhóm ngành chịu tác động bởi dịch bệnh.
-
4 dự án nhà ở xã hội nào được vay 1.751 tỷ với lãi suất 2%/năm?
Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp và thông báo đến các Ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và pháp luật có liên quan đến 4 nhà ở xã hội đủ điều kiện hưởng lãi suất hỗ trợ 2%/năm.