08/02/2025 10:19 AM
Indonesia đã đạt một cột mốc lịch sử khi lần đầu lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới theo xếp hạng GDP ngang giá sức mua (PPP) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Indonesia vượt Pháp và Anh, lọt top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới- Ảnh 1.

Indonesia vượt Pháp và Anh, vào nhóm 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Với quy mô 4.66 ngàn tỷ USD, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này vượt mặt hai cường quốc châu Âu là Pháp (4.36 ngàn tỷ USD) và Anh (4.28 ngàn tỷ USD) để chiếm vị trí thứ 8 toàn cầu.

Thành tựu này không đơn thuần là một bước tiến về mặt số liệu, mà còn là dấu ấn rõ nét của những cải cách kinh tế bền bỉ và hiệu quả mà Indonesia đã theo đuổi suốt ba thập kỷ qua.

Việc lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới mang ý nghĩa về mặt vị thế, tạo đòn bẩy để quốc gia này thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và mở rộng thương mại toàn cầu.

Bức tranh kinh tế vĩ mô Indonesia đang trên đà phục hồi mạnh mẽ và đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động. Dự báo GDP Indonesia sẽ tăng trưởng từ 5% đến 5,1% trong năm 2025, theo các tổ chức tài chính hàng đầu như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD).

Sự tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng nội địa mạnh mẽ, với mức tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình đạt khoảng 4,93% trong quý 2/2024, tăng nhẹ so với mức 4,91% trong quý trước.

Các yếu tố then chốt bao gồm: Tình hình lạm phát và ổn định kinh tế: Lạm phát tại Indonesia được dự báo duy trì khoảng 2,8% vào năm 2025, điều này góp phần củng cố niềm tin của người tiêu dùng và sự ổn định của nền kinh tế.

Indonesia ghi nhận một thặng dư thương mại cho năm 2024 là 31.04 tỷ USD, mặc dù con số này thấp hơn so với năm trước. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu của Indonesia đạt khoảng 264,7 tỷ USD, tăng 2.29% so với năm trước, chủ yếu nhờ vào sự phát triển của ngành sản xuất. Dự báo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng 7,1% trong năm 2025, với mục tiêu đạt 294.5 tỷ USD.

Sự phục hồi của ngành xuất khẩu giúp gia tăng thu nhập quốc gia và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân.

Về FDI, Indonesia đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút cả đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện hơn, đơn giản hóa quy định pháp lý để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo việc làm và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu. Các lĩnh vực như công nghệ xanh và chế biến khoáng sản đang thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Indonesia trở thành một trung tâm sản xuất pin cho xe điện.

Mặc dù có nhiều yếu tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng, Indonesia vẫn phải đối mặt với những rủi ro từ bên ngoài như căng thẳng địa chính trị và biến động thị trường toàn cầu. Những xung đột như giữa Iran và Israel làm tăng giá dầu toàn cầu, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Indonesia. Hơn nữa, sự giảm sút trong chi tiêu công cộng cũng có thể ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.