Chưa thực hiện các thủ tục chuyển đổi từ đất rừng sang các loại đất khác theo quy định pháp luật nhưng UBND huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đã tiến hành cấp sổ đỏ cho hàng trăm trường hợp trên đất rừng khiến tình hình đất đai ở huyện đảo diễn biến ngày càng phức tạp.
Một khu đất ven biển được san bằng
Những năm gần đây, du lịch huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang phát triển nhanh chóng. Đặc biệt khi điện lưới quốc gia được kéo ra đảo, quần đảo Nam Du và Lại Sơn được công bố khu du lịch địa phương, nhiều hòn đảo, bãi biển đẹp hoang sơ đã được khám phá, phát hiện thì lượng du khách đến huyện đảo tăng nhanh chóng. Kinh tế - xã hội huyện đảo phát triển, kéo theo giá đất tăng nhanh.
Để tạo điều kiện cho huyện đảo phát triển kinh tế, năm 2012, UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020, trong đó đưa ra ngoài quy hoạch hơn 396,8ha đất rừng ở huyện Kiên Hải.
Sau khi có chủ trương này, UBND huyện Kiên Hải với sự tham mưu, giúp việc của các phòng chức năng như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phòng kinh tế hạ tầng - tài nguyên môi trường, Ban quản lý rừng Hòn Đất – Kiên Hà đã tiến hành cho chuyển đổi từ đất rừng sang các loại đất khác.
Từ năm 2014 đến 2018, UBND huyện Kiên Hải đã cấp giấy chứng quyền sử dụng đất trong khu vực dự kiến đưa ra khỏi đất rừng phòng hộ một cách ồ ạt. Theo thống kê chưa đầy đủ, có 176 trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có trường hợp được cấp nhiều nhất là hơn 89.000 m2.
Đất của chị Đ là rừng phòng hộ trong khi mảnh đất giáp ranh đã được chính quyền cấp sổ đỏ và cho lên đất thương mại - dịch vụ.
Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, UBND huyện Kiên Hải bất ngờ có tờ trình đề nghị sở Tài nguyên môi trường tỉnh bàn giao đất thực địa cho huyện quản lý phần diện tích 396,8ha dự kiến chuyển ra khỏi đất rừng.
Đồng thời Sở Tài nguyên môi trường Kiên Giang cũng đề nghị Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn thực hiện các thủ tục như trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất đã chuyển đổi ra khỏi đất rừng, thực hiện việc cắm mốc ranh giới ngoài thực địa; báo cáo kết quả kiểm kê hiện trạng trên phần diện tích đã chuyển ra khỏi đất rừng.
Không hiểu lý do gì mà toàn bộ diện tích 396,8ha đất rừng dự kiến đưa ra khỏi quy hoạch rừng vẫn do BQL rừng Hòn Đất – Kiên Hà quản lý bảo vệ, UBND tỉnh Kiên Giang chưa có quyết định thu hồi đất của BQL rừng, chưa lập các thủ tục về chuyển đổi đất rừng sang đất khác nhưng UBND huyện Kiên Hải đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thậm chí cho chuyển đổi sang đất thương mại, dịch vụ.
Vậy UBND huyện Kiên Hải cấp cả trăm giấy chứng nhận quyền sử dụng trên phần diện tích đất rừng phòng hộ này căn cứ vào quy định nào, những ai đã được cấp giấy chứng nhận và nếu cấp sai thì những giấy chứng nhận này có giá trị hay không?
Với những việc làm có dấu hiệu vi phạm pháp luật như cấp đất tràn lan, bất chấp các quy định luật pháp thực tế đã dẫn đến nhiều hệ luỵ phức tạp ở địa phương như đơn thưa khiếu nại, tố cáo về đất đai gia tăng; Tình trạng bao chiếm, lấn chiếm đất rừng phòng hộ, đất do nhà nước quản lý, chuyển nhượng đất trái phép, xây trái phép trở nên phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Đây là trách nhiệm của UBND huyện Kiên Hải và của các ngành chức năng trong tỉnh.
-
Phú Quốc chính thức là đô thị loại I
Thành phố Phú Quốc có diện tích tự nhiên 589,27km2, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam vừa chính thức được công nhận là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
-
Công nhận 2 thành phố tại tỉnh có diện tích lớn nhất Tây Nam Bộ là đô thị loại I
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang là đô thị loại I.
-
Phố đảo bừng sắc xuân với "Ice cũng có Tết 2025”
Tết Nguyên đán 2025, Meyhomes Capital Phú Quốc sẽ mang đến cho người dân đảo ngọc và du khách một sự kiện chào xuân năm mới đặc sắc, khác biệt nhưng vẫn đậm màu truyền thống với hàng loạt hoạt động giải trí hấp dẫn trải dài đến hết mùng 5 Tết Âm lịch...