24/05/2013 1:37 PM
Đối với khoản chênh lãi suất 1,5% sau khi vay tái cấp vốn từ NHNN rồi cho vay lại, Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng mức lãi suất 1,5% là hợp lý, ngân hàng hoạt động cả bộ máy không thể làm không công.

Gói hỗ trợ nhà 30.000 tỷ đang nóng lên từng ngày khi giờ G sắp điểm (1/6). Thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã có cuộc trao đổi với PV Vland về nhiều điểm xung quanh gói hỗ trợ.

PV: Theo thông tư 07 hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ (song hành với Thông tư 11 của NHNN), Bộ Xây dựng gần như đã mở hết cỡ cho các đối tượng được tham gia vay. Vậy đối người mỗi đối tượng đặc biệt lao động tự do thì việc xác nhận, cho vay có cần những thêm điều kiện không thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam:

Theo hướng dẫn người vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở. Đối với trường hợp tạm trú phải có đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên.

Ngoài vay theo đối tượng và điều kiện quy định người dân vẫn phải đáp ứng các nhu cầu của ngân hàng. Ngân hàng họ cho vay thì cũng phải đảm bảo được việc thu hồi vốn của họ.

Trong thông tư 11 của ngân hàng đã nói rõ tùy theo thân nhân, tùy theo tín nhiệm, tùy theo nghề nghiệp của người đi vay mà ngân hàng có thể quyết định có tài sản thế chấp hay không có tài sản thế chấp. Những người có thu nhập ổn định, có thu nhập rõ ràng có thể người ta sẽ không cần tài sản thế chấp. Còn cũng phải có đảm bảo thế chấp để đảm bảo cho việc thu hồi vốn. Và cũng đã có quy định dùng chính căn hộ đó để làm tài sản thế chấp.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam

PV: Về mức thời gian cho đối tượng thuê mua được hỗ trợ lãi suất tối đa là 10 năm có ý kiến cho rằng tại sao không ấn định mốc thời gian? Việc để biên độ tối đa khiến nhiều người lo ngại sau này ngân hàng có thể nói thời gian chỉ là 3 năm, 5 năm… như vậy người vay sẽ chịu thiệt thòi. Xin thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam:

Thực tế có những người với có mức thu nhập tốt họ có khả năng và chỉ cần nhu cầu vay trong 5 năm thôi là đủ. Như thế không thể bắt người ta vay 10 năm được.

Vay dài bao giờ cũng có cái thiệt, cái lợi là nguồn lực của anh hạn chế thì anh có thể vay được dài nhưng vay dài cộng vào đó là nó có lãi suất. Như vậy nếu vay 5 năm mà vẫn trả được thì rõ ràng sẽ không phải gánh một số lãi nhất định.

Còn vấn đề cụ thể bao nhiêu năm là do ngân hàng và người dân thỏa thuận. Nếu anh có điều kiện để có thể chỉ vay 5 năm anh trả được thì việc gì phải vay 10 năm. Vay 10 năm anh sẽ phải trả lãi trong suốt 10 năm nó cũng giống như mua xe ô tô trả góp. Thực chất nó là rất đắt cứ cộng lãi cộng lãi vào. Quy định như vậy để tạo sự linh hoạt cho người dân. Nếu là những người có thu nhập thấp thì họ sẽ đăng ký trong 10 năm nhưng anh có năng lực trả sớm hơn thì có lợi hơn. Đó là điều rất rõ ràng.

Mức lãi suất cho vay áp dụng trong năm 2013 từ gói hỗ trợ là 6%/năm

PV: Theo quy định, tất cả những người không phải đóng thuế thu nhập, tức có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng là người có thu nhập thấp là đối tượng được hưởng ưu đãi từ gói hỗ trợ. Vậy mức 9 triệu đã là hợp lý chưa? 9 triệu này là tính toán trên cơ sở nào thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam:

Bây giờ là tập trung vào giúp cho những người có thu nhập thấp chứ chưa đủ lực để giúp cho toàn xã hội. Những người thu nhập thấp tạm định nghĩa là những người không phải đóng thuế thu nhập là mức 9 triệu. Như vậy cả gia đình 2 người đi làm thậm chí 3 người đi làm thì nó là 15 – 18 triệu. Theo đó, dành ra 30% để chi phí trả gốc và trả lãi hàng tháng sẽ là hợp lý.

Ở đây khó có thể cụ thể được vì thu nhập có sự thay đổi. Đây là quy định dài hạn chế độ dài hạn lương lại có sự thay đổi.

PV: Đối với khoản chênh lãi suất 1,5% sau khi vay tái cấp vốn từ NHNN rồi cho vay lại có ý kiến rằng mức lãi suất trung bình không quá 6% cũng vẫn là cao tại sao ngân hàng không san sẻ với người dân nhất là khi gói hỗ trợ hướng vào đối tượng người có thu nhập thấp? Thứ trưởng có ý kiến như thế nào xung quanh những con số về mức lãi suất này?

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam:

Đây là chính sách của Ngân hàng. Nhưng theo tôi mức lãi suất 1,5% là hợp lý. Nếu tính trên lãi suất vay thương mại hiện nay thì huy động trần là 7%, đang cho vay 13% có chênh lệch 6%. Thông thường mức ổn định là ngân hàng huy động vào cộng 3% chi phí quản lý như thế mức hợp lý là 3%.

Đây là cho người dân vay nên phí quản lý rất lớn. Mỗi gia đình sẽ phải trải qua quá trình thẩm định, theo dõi, thu hồi nợ. Như vậy cho vay thì không nhỏ nhưng thu hồi thì chỉ mấy triệu/tháng thì chi phí 1,5% là thấp so với chênh lệch thương mại. Hoạt động cả bộ máy không thể làm không công.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Khanh (VietNamNet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.