Tập đoàn HUD đã phải chuyển đổi mô hình sau 2 năm thí điểm vì sản xuất, kinh doanh không hiệu quả.
Theo đó, HUD sẽ là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH Một thành viên, có trách nhiệm thừa kế mọi quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị trước đây.
Ngành nghề chính của tổng công ty sẽ là: đầu tư phát triển và kinh doanh nhà ở, bất động sản, các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế; thi công, lắp ráp, tổng thầu các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi; tư vấn, thiết kế, quản lý khai thác dịch vụ các khu đô thị…
Đặc biệt, theo quyết định của Bộ Xây dựng thì Tổng công ty HUD sẽ được kinh doanh cả tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, xuất khẩu lao động và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, HUD cũng được kinh doanh các ngành nghề khác có liên quan như: cho thuê văn phòng, kho bãi, dịch vụ môi giới bất động sản, tư vấn đấu giá…
Vốn điều lệ của HUD tạm tính là 3.981 tỷ đồng song sẽ được điều chỉnh trong quá trình hoạt đồng theo quy định. Bộ Xây dựng được phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với HUD.
Liên quan đến cơ cấu tổ chức quản lý của HUD, quyết định nêu rõ, hội đồng thành viên của HUD có 5 thành viên, trong đó chủ tịch hội đồng thành viên phải là thành viên chuyên trách, tổng giám đốc có thể không thuộc hội đồng thành viên.
Đáng chú ý, theo quyết định của Bộ Xây dựng thì chủ tịch hội đồng thành viên của HUD sẽ do Tổng công ty bổ nhiệm trong số các thành viên hội đồng thành viên. Tuy nhiên, chủ tịch hội đồng thành viên của HUD sẽ không được kiêm nhiệm chức vụ tổng giám đốc HUD.
Ngoài ra, các thành viên hội đồng thành viên của HUD sẽ bị miễn nhiệm nếu để HUD lỗ hai năm liên tiếp, hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được…
Đối với vị trí tổng giám đốc HUD cũng chịu sự ràng buộc tương tự như các thành viên hội đồng thành viên.
Được biết, ngày 2/10 vừa qua, Thủ tướng đã ký quyết định chấm dứt thí điểm mô hình tập đoàn đối với Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Việt Nam. Sau đó, Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ - Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị và các đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) trước đây.
Cũng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ xây dựng bổ nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Thông qua để bổ nhiệm Tổng Giám đốc đối với các tổng công ty.
Đến ngày 26/10/2012, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Nghiêm Văn Bang, thành viên Hội đồng thành viên giữ chức quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty HUD.
-
Thời khó, môi giới địa ốc sống ra sao?
CafeLand - Trong lúc thị trường bất động sản gần như đóng băng. Nhiều nhân viên môi giới địa ốc phải bỏ nghề, một số sống lay lắt chờ thời. Tuy nhiên, cũng có nhân viên năng động đã tìm ra lối thoát từ việc tập trung vào phân khúc bất động sản cho thuê.<br/br>
-
Dự án 'treo' - Bài 2: Đại lộ Thăng Long
Dọc hai bên đại lộ Thăng Long, cách trung tâm Hà Nội khoảng 7 km về phía Tây, hàng loạt dự án bất động sản, trụ sở các cơ quan đang triển khai dang dở được rào lại, bên trong cỏ mọc um tùm. Trong khi đó, người dân mất đất ruộng từ nhiều năm nay vẫn đang sống trong tình cảnh “làm hôm nay, lo ngày mai”.
-
Quỵt, lừa mua bán nhà, đất - Bài 1: Lắm trò làm người mua “sập bẫy”
Vay mượn tiền nhưng lại làm hợp đồng ủy quyền bán nhà, đất, nhiều người mua xính vính với giao dịch giả tạo này.<br/br>