Ảnh minh họa.
Theo bản báo cáo, nếu xét về góc độ khu vực thì đây quả là một câu hỏi ngớ ngẩn bởi hầu hết các nền kinh tế tín dụng phát triển mạnh là nhờ vào chính sách tiền tệ nới lỏng và điều kiện bên ngoài thuận lợi.
Tại Việt Nam, trong năm 2013, tổng dư nợ của nền kinh tế chiếm khoảng 97% GDP, đã giảm sáng kể so với mức đỉnh cao 115% GDP của năm 2010. Điều này do nhiều thập kỷ tăng trưởng nhanh bằng đòn bẩy tàu chính khi mà tăng trưởng cho vay trung bình mỗi năm đạt đến mức 31% từ năm 1991 đến năm 2010. Sau đó tín dụng tăng trưởng ít hơn, ở mức trung bình 12% mỗi năm.
Trong năm 2014 cho đến nay, tín dụng tăng 3,6% từ cuối năm 2013 và khoảng 11% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng nhà nước đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm nay từ 12%-14% nhưng HSBC dự báo sẽ đạt 10%.
HSBC đã thu thập dữ liệu về mức tăng trưởng tín dụng hàng tháng theo thời gian để phân tích mùa vụ và tập quán vay mượn cũng như mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và GDP, lạm phát và các lựa chọn đầu tư khác.
HSBC nhận định, trong nhiều năm sau, Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng các đòn bẩy tài chính. Trong thời gian này, Việt Nam sẽ tiến hành các cải cách để cải thiện tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng và đầu tư nhà nước.
Theo nhóm nghiên cứu, hiện nay tín dụng tăng trưởng thấp nhưng tăng trưởng GDP vẫn khá tốt. Ngành sản xuất là một trong những nguyên nhân giúp nền kinh tế vẫn tăng trưởng từ 5-5,5% trong những năm gần đây. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đánh giá về điều kiện sản xuất tại Việt Nam đều tăng trưởng trong 7 tháng qua, sản lượng, đơn hàng mới và đơn hàng xuất khẩu tăng trưởng. Sự hồi phục của lực cầu bên ngoài, đặc biệt trong quý IV sẽ giúp ngành sản xuất tăng trưởng cao hơn.
"Chúng tôi dự báo tăng trưởng sẽ tiếp tục trong năm 2015, khi các dự án đầu tư FDI mới bắt đầu hoạt động cũng như sự hồi phục của môi trường kinh tế toàn cầu", HSBC nhận định trong báo cáo.