13/12/2012 8:20 AM
CafeLand – Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hồng Kông đang đối diện nguy cơ giá bất động sản suy giảm đột ngột sau khi tăng gấp đôi lên mức kỷ lục trong vòng 4 năm qua. Năm 2012, giá nhà đã tăng thêm 20% bất chấp ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Ảnh: Bloomberg

Trong một báo cáo công bố ngày 12/12, IMF cho biết “Bất động sản là nguồn gốc chính của rủi ro kinh tế trong nước”. Đồng thời, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cho rằng, trong tương lai gần xác suất về một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng là khá thấp.

Giá căn hộ của Hồng Kông hiện ở mức đắt nhất thế giới sau khi lãi suất tại đây thấp kỷ lục và nguồn cung hạn chế, khiến chính phủ phải thắt chặt cho vay thế chấp và tăng thuế. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 7, Trưởng Đặc khu kinh tế Hồng Kông, Lương Chấn Anh đã áp dụng nhiều biện pháp kềm chế bất động sản, trong đó người mua nước ngoài sẽ bị áp mức thuế 15% khi giao dịch mua nhà.

Lĩnh vực bất động sản hiện đang chiếm một nửa số dư nợ cho vay tại Hồng Kông, đồng thời kéo theo những rủi ro phát sinh do việc sử dụng bất động sản làm tài sản thế chấp, IMF cho biết.

Tăng trưởng kinh tế có thể hồi phục lên 3% vào năm 2013, tăng so với ước tính 1,25% trong năm nay. Bên cạnh đó, lạm phát có thể ở mức trung bình 3,75% trong năm nay và 3,5% vào năm tới. IMF đưa ra lời khuyên “Hồng Kông nên duy trì chính sách neo tỷ giá của mình”.

Theo Steven Barnett, Trưởng chuyên gia kinh tế của IMF tại Hồng Kông cho biết, để giải toả những bất ổn cho thị trường bất động sản cần phải có một thời gian nhất định bên cạnh những chính sách kềm chế của chính phủ.

Ông cho biết “Neo tỷ giá vào USD là một giải pháp tốt cho Hồng Kông". Ông cũng đánh giá đây là hệ thống minh bạch và đáng tin cậy. "Hồng Kông thực sự có những điều kiện tiên quyết để duy trì hệ thống hiện tại. Tại đây có thị trường linh hoạt, hoạt động tài chính chắc chắn cùng với vị thế tài chính lành mạnh”, Steven Barnett nhận định.

Từ năm 1983, Hồng Kông đã liên kết tỷ giá hối đoái với đồng đô la. Do đó, hệ thống tiền tệ Hồng Kông có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách tiền tệ của Mỹ. Hiện nay, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đang giữ mức lãi suất gần bằng 0 nhằm hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế.

  • Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ trước năm 2030

    Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ trước năm 2030

    Nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt mặt nước Mỹ trước năm 2030 song quốc gia châu Á vẫn chưa thể thay thế vị trí siêu cường của Mỹ trong việc tập hợp các liên minh nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

  • Điểm đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất châu Á - TBD

    Điểm đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất châu Á - TBD

    Theo báo cáo khảo sát “Các xu hướng đang nổi lên trong lĩnh vực bất động sản châu Á-Thái Bình Dương 2013,” thủ đô Jakarta của Indonesia đã có một “bước nhảy” ngoạn mục từ vị trí thứ 11, vươn lên “lật đổ” Singapore để chiếm vị trí số một trong danh sách các điểm đến đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất châu Á-Thái Bình Dương. <br/br>

  • Singapore - Phát triển mô hình căn hộ mới

    Singapore - Phát triển mô hình căn hộ mới

    Xu hướng phát triển bất động sản có thể đến và đi, nhưng theo các nhà phát triển Singapore thì mẫu căn hộ “chung chìa khóa” đang trở thành xu hướng phát triển mới ở quốc đảo này.

K.Linh (Theo Bloomberg)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.