Nhiều Ngân hàng không thực hiện đúng thời hạn giảm dư nợ vay xuống 22%, chấp nhận chịu phạt. Ảnh minh họa
Đây là việc khó khăn của các Ngân hàng trong việc giảm dư nợ cho vay bất động sản và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo con số thống kê về hệ thống Ngân hàng, có đến 77% dư nợ bất động sản là các khoản vay dài hạn.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và hướng dẫn các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phân định rạch ròi các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản nói chung, trên cơ sở không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của toàn hệ thống. Tuy nhiên đây không phải là tín hiệu nới lỏng tiền tệ, mọi chỉ tiêu điều hành chính sách tiền tệ đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có sự thay đổi.
Theo Thống
đốc Ngân hàng Nhà Nước - Nguyễn Văn Giàu cho biết, sẽ không có chuyện gia hạn,
đúng thời điểm 1/7, nếu ngân hàng nào không thực hiện được sẽ bị phạt nâng tỷ
lệ dự trữ bắt buộc.
Được biết, chiều ngày 29/6, ngành Ngân hàng Tp.Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Thống đốc NHNN.
Theo báo
cáo cho biết, dư nợ cho vay của địa bàn đến cuối tháng 5/2011 đạt 46.235 tỷ
đồng, tăng 3,13% so với cuối năm 2010. Sự tăng trưởng tín dụng chủ yếu từ khối
các Ngân hàng Thương mại Cổ phần với dư nợ 28.632 tỷ đồng, tăng 3,24% so cuối
năm 2010.
Mặc dù thực hiện khá nghiêm Nghị quyết 11 và Chỉ thị 01, đặc biệt sử dụng đồng bộ các công cụ điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, thu hẹp biên độ, áp dụng trần lãi suất ngoại tệ, thu hẹp trạng thái ngoại tệ, yêu cầu các tổng công ty, tập đoàn bán ngoại tệ cho ngân hàng,... nhưng tỷ trọng cho vay phi sản xuất vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản.