Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa công bố kết quả sản xuất, kinh doanh sau 9 tháng năm 2022 với nhiều tín hiệu tích cực.
Trong tháng 9/2022, do nhu cầu thị trường ở mức thấp cùng tình hình mưa bão diễn biến phức tạp khiến việc tiêu thụ thép xây dựng gặp khó khăn. Cụ thể, Hòa Phát đã sản xuất được 540.000 tấn thép thô các loại trong tháng 9 vừa qua.
Thép xây dựng Hòa Phát gặp khó, bán hàng ống thép tăng mạnh trong tháng 9/2022
Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng trong tháng này đạt 555.000 tấn. Trong đó, thép xây dựng đóng góp nhiều nhất với 318.000 tấn, giảm 3%; thép cuộn cán nóng HRC đạt trên 228.000 tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021.
Trái ngược với thép xây dựng, sản lượng bán hàng ống thép Hòa Phát lại khả quan hơn khi đạt gần 76.000 tấn, tăng 94% so với cùng kỳ. Sản lượng tôn mạ tại thị trường trong nước cũng tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2021.
Lũy kế 9 tháng 2022, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất hơn 6 triệu tấn thép thô, tương đương với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và HRC của doanh nghiệp này cũng tăng 3% so với cùng kỳ, đạt hơn 5,7 triệu tấn thép các loại.
Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép trong tháng 9 của Hòa Phát
Trong đó, thép xây dựng tăng 24% lên 3,4 triệu tấn trong 9 tháng nhờ đóng góp đáng kể của thị trường xuất khẩu. Theo đó, sản lượng thép xuất khẩu của Hòa Phát đã vượt 1 triệu tấn, tương đương cả năm 2021 và đóng góp 30% tổng lượng thép xây dựng Hòa Phát cung cấp ra thị trường.
Tương tự, với dòng sản phẩm thép cuộn cán nóng, doanh nghiệp đầu ngành này cũng đã cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu hơn 2 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả trên, mặt hàng thép HRC đã đóng góp 36% sản lượng của chung của Hòa Phát thời gian qua.
Các sản phẩm hạ nguồn HRC là ống thép trong 9 tháng đầu năm đạt 577.000 tấn, tăng 16%; tôn mạ các loại ghi nhận đạt 249.000 tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, các nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát có công suất thép thô 8,5 triệu tấn/năm. Nhờ vật, doanh nghiệp này đang nắm giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng và ống thép với tỷ lệ lần lượt 36,2% và 28,8%; cùng với đó là xuất khẩu trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giá thép xây dựng Hòa Phát vừa có đợt tăng lần thứ 3 liên tiếp trong tháng 9 vừa qua
Trên thị trường, giá thép xây dựng trong nước vừa có đợt tăng lần thứ 3 liên tiếp trong tháng 9 với mức tăng cao nhất tới 880.000 đồng/tấn. Tổng mức tăng của giá thép sau 3 lần là hơn 2 triệu đồng/tấn.
Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, giá bán lên mức 15,22 triệu đồng/tấn. Còn thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên ở mức giá 15,43 triệu đồng/tấn.
Một số công ty xây dựng, nhà đầu thầu thi công cho biết đang lo lắng về việc giá thép tăng, bởi chi phí thép chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Giá thép tăng thường kéo theo các loại vật liệu xây dựng khác tăng theo.
-
Giảm tới 12%, cổ phiếu Hòa Phát lần đầu xuống dưới ngưỡng 20.000 đồng/cp
Cổ phiếu HPG của Hòa Phát hiện đã bốc hơi hơn 53% thị giá so với đỉnh hồi cuối tháng 10 năm ngoái. Như vậy, lần đầu tiên kể từ tháng 12/2020, cổ phiếu HPG xuống dưới ngưỡng 20.000 đồng/cp.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.