Bước sang quý 3 năm 2022, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép đang có dấu hiệu lao dốc mạnh so với cùng kỳ năm trước. Triển vọng kinh doanh ảm đạm đang thể hiện vào kết quả kinh doanh của nhiều công ty thép.
Không nằm ngoài các dự đoán của các tổ chức đầu tư, Hòa Phát dù vẫn đạt doanh thu 34.441 tỷ đồng, giảm trong quý 3 nhưng con số này chứng kiến mức sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ của năm trước.
Hòa Phát báo lỗ quý 3/2022 gần 1.800 tỷ đồng
Các dữ liệu được Tập đoàn Hòa Phát công bố ngày 28/10 cho thấy, trong quý vừa qua, doanh nghiệp này đạt doanh thu hơn 34.000 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong kỳ, do giá thép liên tục sụt giảm và nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu trong đó đặc biệt là giá than cao gấp 3 lần so với thời điểm bình thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Hòa Phát trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, việc tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh khiến Hòa Phát lỗ tới 1.786 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi lớn.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hòa Phát đã ghi nhận 116.559 tỷ đồng doanh thu và 10.443 tỷ lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, qua đó hoàn thành lần lượt 76% và 39% kế hoạch năm.
Ngay với Hòa Phát, báo cáo bán hàng giai đoạn tháng 7-9 chỉ đạt 1,71 triệu tấn thành phẩm, thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Hòa Phát lý giải nhu cầu thị trường thấp trong tháng 9, kết hợp với mưa bão diễn biến phức tạp khiến việc tiêu thụ thép xây dựng gặp khó khăn.
Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép trong tháng 9 của Hòa Phát
Sau 9 tháng, Hòa Phát đã sản xuất hơn 6 triệu tấn thép thô, tương đương với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng HRC cũng tăng 3% so với cùng kỳ, đạt hơn 5,7 triệu tấn thép các loại.
Trong đó, thép xây dựng tăng 24% lên 3,4 triệu tấn trong 9 tháng nhờ đóng góp đáng kể của thị trường xuất khẩu. Theo đó, sản lượng thép xuất khẩu của Hòa Phát đã vượt 1 triệu tấn, tương đương cả năm 2021 và đóng góp 30% tổng lượng thép xây dựng Hòa Phát cung cấp ra thị trường.
Tương tự, với dòng sản phẩm thép cuộn cán nóng, doanh nghiệp đầu ngành này cũng đã cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu hơn 2 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả trên, mặt hàng thép HRC đã đóng góp 36% sản lượng của chung của Hòa Phát thời gian qua.
Các sản phẩm hạ nguồn HRC là ống thép trong 9 tháng đầu năm đạt 577.000 tấn, tăng 16%; tôn mạ các loại ghi nhận đạt 249.000 tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Chính vì vậy, theo một ước tính sơ bộ của SSI Research, lợi nhuận của Hòa Phát trong kỳ này có thể chỉ đạt khoảng 2.100 tỷ đồng, giảm 80% so với mức đỉnh của quý 3/2021 do giá bán thép giảm và giá than cốc đầu vào tăng cao, cùng một khoản lỗ chênh lệch tỉ giá.
-
Giá cổ phiếu Hòa Phát về vùng thấp nhất chưa từng có
So với mức giá cao nhất từng đạt được từ tháng 10/2021, thị giá hiện tại của HPG của Hòa Phát giảm hơn 61%, xuống mức 16.8500 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng gần 2 năm qua.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.