Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam trong kỷ nguyên mới - Ảnh: Báo Chính phủ.
Ngược lại, Việt Nam cũng vươn lên trở thành một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt kỷ lục 110,8 tỷ USD vào năm 2023 và trong 10 tháng đầu năm 2024 đã vượt 110,9 tỷ USD, phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quan hệ song phương.
Việt Nam hiện đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Hoa Kỳ, trong khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đóng góp lớn vào quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế Việt Nam. Tính đến tháng 10/2024, Hoa Kỳ có 1.400 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam như FPT và VinFast đang mở rộng hoạt động tại Hoa Kỳ, tạo nên mối quan hệ đan xen lợi ích giữa hai quốc gia.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken khẳng định Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh toàn cầu chuyển đổi nhanh chóng và Hoa Kỳ sẵn sàng đồng hành để mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh thương mại là lĩnh vực hợp tác kinh tế lớn nhất và thành công nhất giữa hai nước. Ông kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển năng lượng và chuyển đổi số. Thủ tướng cũng đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến xuất khẩu công nghệ cao.
Thủ tướng chia sẻ những thành tựu ấn tượng của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới, từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới và nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại. Kim ngạch thương mại ước đạt gần 800 tỷ USD trong năm nay, với vốn FDI tích lũy hơn 400 tỷ USD.
Việt Nam đang tập trung triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Các dự án lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sân bay, cảng biển và trung tâm dữ liệu quốc gia được kỳ vọng tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ, thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực khai thác các không gian phát triển mới như không gian biển, không gian ngầm, và kinh tế số.
-
Năm thứ 4 liên tiếp thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đạt mốc 100 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt 100 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm 2024. Và đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đạt mốc 100 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam ký nhiều thỏa thuận công nghệ, năng lượng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chứng kiến lễ trao các văn kiện được ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.








-
Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số quốc gia Đông Á-Thái Bình Dương. Triển vọng tăng trưởng cao hay thấp sẽ phụ thuộc một phần vào triển vọng tăng trưởng chung, nhưng quan trọng không kém là cách ...
-
Thế chấp tài sản số, tín chỉ carbon tại ngân hàng liệu có khả thi?
Việc thiếu vắng khung pháp lý không chỉ khiến các ngân hàng e dè trong việc nhận tài sản số làm bảo đảm, mà còn gây khó khăn cho việc xác định giá trị, xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.
-
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.