Ngày 4.4, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý phương án Nhà nước hỗ trợ 55.000 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện các dự án trong đề án cao tốc Bắc - Nam. Quyết định này đã đẩy nhanh đáng kể tốc độ cho siêu dự án này. Tuy nhiên, cả Bộ GTVT lẫn các chuyên gia đều nhận định để dự án chính thức thành hình vẫn còn nhiều “nút thắt” phải giải quyết.
Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: P.V
Sẽ ưu tiên triển khai các dự án nào?
Theo tờ trình của Bộ GTVT ngày 31.3, đề án cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư (TMĐT) sơ bộ khoảng 312.435 tỉ đồng, trong đó có 3 phương án và Thủ tướng Chính phủ đã duyệt phương án 2 với vốn Nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 55.000 tỉ đồng.
Với phương án này, bộ sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) toàn tuyến, đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam với chiều dài giai đoạn 1 (từ 2017 đến 2022) khoảng 684km gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - Tuý Loan (Đà Nẵng) theo hình thức BT, đoạn Cam Lâm (Khánh Hoà), ĐT655B - Dầu Giây (Đồng Nai). Trong đó, bộ dự kiến xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lâm (Khánh Hoà, ĐT655B) - Phan Thiết (Bình Thuận) và Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức BT với quy mô 4 làn xe (chiều rộng đường 17m), đoạn Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai) với quy mô 4 làn xe (chiều rộng 25m) với tổng chiều dài 603km, mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn La Sơn (Thừa Thiên - Huế) - Tuý Loan (Đà Nẵng) từ quy mô 2 làn xe lên 4 làn xe với chiều dài 81km. Với tiền hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ, Bộ GTVT sẽ thực hiện GPMB, hỗ trợ tái định cư toàn bộ dự án theo quy mô quy hoạch tổng chiều dài khoảng 1.204km (trừ đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Tuý Loan).
Trong giai đoạn 2 (dự kiến từ 2023 đến 2028), sẽ tiến hành đầu tư các đoạn còn lại để thông tuyến cao tốc Bắc - Nam gồm đoạn Bãi Vọt - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Cam Lâm với quy mô 4 làn xe cùng tổng chiều dài 688 km. Dự kiến TMĐT 103.196 tỉ đồng trong đó vốn Nhà nước hỗ trợ 44.456 tỉ đồng vốn nhà đầu tư 58.740 tỉ đồng.
Giai đoạn 3 (dự kiến sau 2028) hoàn chỉnh toàn tuyến theo quy mô quy hoạch với TMĐT khoảng 69.123 tỉ đồng.
Trao đổi với báo Lao Động, ông Phạm Hữu Sơn - Tổng Giám đốc TCty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI - đơn vị tư vấn lập dự án) cho biết dự án sẽ ưu tiên một số đoạn cụ thể, ngoài Bắc là từ Ninh Bình tới Bãi Vọt (Hà Tĩnh) nối QL8 còn trong Nam từ Dầu Giây đến Cam Ranh.
Theo ông Sơn, nếu kỳ này Quốc hội thông qua các cơ chế rút gọn một số thủ tục chọn nhà đầu tư thì sang năm 2018 có thể khởi công cùng lúc các dự án ở hai đầu đất nước. Ông Sơn cho hay Tedi đã bắt đầu triển khai thiết kế kỹ thuật cho các dự án và tổng mức đầu tư phải được kiểm soát, tính chuẩn ngay từ đầu để cung cấp cho các nhà đầu tư những con số tương đối hoàn chỉnh để đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Vướng nhất vẫn là cơ chế
Bộ GTVT và các chuyên gia nhận định việc Chính phủ duyệt chi 55.000 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu và thống nhất GPMB toàn tuyến là một bước ngoặt quan trọng, nếu không muốn nói là chưa có tiền lệ nhưng cơ chế cũng như việc thu hút vốn đầu tư đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn là bài toán khó giải.
Trong phương án trình Chính phủ, Bộ GTVT đề xuất chia thành các dự án độc lập để tổ chức triển khai và cho phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn tham gia lập dự án đầu tư, chỉ thành lập một hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định từ chủ trương đầu tư và tất cả các dự án đầu tư để các thành viên hội đồng theo dõi từ đầu.
Bộ cũng kiến nghị Chính phủ cho phép cung cấp các bảo lãnh về doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ… cho một dự án thí điểm để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài...
Về lợi nhuận của chủ đầu tư, bộ kiến nghị cho phép xác định mức lợi nhuận trên phần vốn sở hữu của nhà đầu tư để tính toán phương án tài chính ban đầu là 14%/năm và mức lợi nhuận chính thức được xác định thông qua đấu thầu.
Trao đổi với báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết dù Chính phủ đã gật đầu với phương án hỗ trợ 55.000 tỉ đồng nhưng bộ vẫn phải hoàn thiện cả 3 phương án để trình Quốc hội và chỉ khi Quốc hội quyết thì mới chính thức triển khai.
“Vướng nhất bây giờ vẫn là cơ chế, cơ chế không thông qua thì cũng không giải quyết được vấn đề gì vì không huy động được vốn của nhà đầu tư thì cũng khó và vốn nước ngoài rất quan trọng vì các nhà đầu tư trong nước đã bắt đầu nản” ông Trường nhận định.
Còn theo ông Phạm Hữu Sơn, các nhà đầu tư hiện đang chờ sự phê duyệt của Quốc hội, ngoài chuyện tiền còn là cơ chế và chưa chắc Chính phủ đã đồng ý. Theo ông này, đây là một trong những nút thắt lớn nhất.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng vấn đề lớn nhất của các dự án BOT nói chung và đề án cao tốc Bắc - Nam nói riêng là tắc vốn. “Ngân hàng không cho vay nữa vì với cơ chế như thế này ngân hàng cảm thấy làm không hiệu quả nên thiếu vốn vô cùng mà có vốn đâu mà đầu tư” - chuyên gia này nhận định.
Các chuyên gia nhận định khi lực của các nhà đầu tư trong nước đã tới hạn, rất cần huy động vốn từ nước ngoài nhưng kèm theo đó sẽ là nhiều điều kiện và Bộ GTVT cũng như Chính phủ cần cân nhắc trước khi quyết định cuối cùng.
Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: P.V
Sẽ ưu tiên triển khai các dự án nào?
Theo tờ trình của Bộ GTVT ngày 31.3, đề án cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư (TMĐT) sơ bộ khoảng 312.435 tỉ đồng, trong đó có 3 phương án và Thủ tướng Chính phủ đã duyệt phương án 2 với vốn Nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 55.000 tỉ đồng.
Với phương án này, bộ sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) toàn tuyến, đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam với chiều dài giai đoạn 1 (từ 2017 đến 2022) khoảng 684km gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - Tuý Loan (Đà Nẵng) theo hình thức BT, đoạn Cam Lâm (Khánh Hoà), ĐT655B - Dầu Giây (Đồng Nai). Trong đó, bộ dự kiến xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lâm (Khánh Hoà, ĐT655B) - Phan Thiết (Bình Thuận) và Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức BT với quy mô 4 làn xe (chiều rộng đường 17m), đoạn Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai) với quy mô 4 làn xe (chiều rộng 25m) với tổng chiều dài 603km, mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn La Sơn (Thừa Thiên - Huế) - Tuý Loan (Đà Nẵng) từ quy mô 2 làn xe lên 4 làn xe với chiều dài 81km. Với tiền hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ, Bộ GTVT sẽ thực hiện GPMB, hỗ trợ tái định cư toàn bộ dự án theo quy mô quy hoạch tổng chiều dài khoảng 1.204km (trừ đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Tuý Loan).
Trong giai đoạn 2 (dự kiến từ 2023 đến 2028), sẽ tiến hành đầu tư các đoạn còn lại để thông tuyến cao tốc Bắc - Nam gồm đoạn Bãi Vọt - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Cam Lâm với quy mô 4 làn xe cùng tổng chiều dài 688 km. Dự kiến TMĐT 103.196 tỉ đồng trong đó vốn Nhà nước hỗ trợ 44.456 tỉ đồng vốn nhà đầu tư 58.740 tỉ đồng.
Giai đoạn 3 (dự kiến sau 2028) hoàn chỉnh toàn tuyến theo quy mô quy hoạch với TMĐT khoảng 69.123 tỉ đồng.
Trao đổi với báo Lao Động, ông Phạm Hữu Sơn - Tổng Giám đốc TCty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI - đơn vị tư vấn lập dự án) cho biết dự án sẽ ưu tiên một số đoạn cụ thể, ngoài Bắc là từ Ninh Bình tới Bãi Vọt (Hà Tĩnh) nối QL8 còn trong Nam từ Dầu Giây đến Cam Ranh.
Theo ông Sơn, nếu kỳ này Quốc hội thông qua các cơ chế rút gọn một số thủ tục chọn nhà đầu tư thì sang năm 2018 có thể khởi công cùng lúc các dự án ở hai đầu đất nước. Ông Sơn cho hay Tedi đã bắt đầu triển khai thiết kế kỹ thuật cho các dự án và tổng mức đầu tư phải được kiểm soát, tính chuẩn ngay từ đầu để cung cấp cho các nhà đầu tư những con số tương đối hoàn chỉnh để đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Vướng nhất vẫn là cơ chế
Bộ GTVT và các chuyên gia nhận định việc Chính phủ duyệt chi 55.000 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu và thống nhất GPMB toàn tuyến là một bước ngoặt quan trọng, nếu không muốn nói là chưa có tiền lệ nhưng cơ chế cũng như việc thu hút vốn đầu tư đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn là bài toán khó giải.
Trong phương án trình Chính phủ, Bộ GTVT đề xuất chia thành các dự án độc lập để tổ chức triển khai và cho phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn tham gia lập dự án đầu tư, chỉ thành lập một hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định từ chủ trương đầu tư và tất cả các dự án đầu tư để các thành viên hội đồng theo dõi từ đầu.
Bộ cũng kiến nghị Chính phủ cho phép cung cấp các bảo lãnh về doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ… cho một dự án thí điểm để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài...
Về lợi nhuận của chủ đầu tư, bộ kiến nghị cho phép xác định mức lợi nhuận trên phần vốn sở hữu của nhà đầu tư để tính toán phương án tài chính ban đầu là 14%/năm và mức lợi nhuận chính thức được xác định thông qua đấu thầu.
Trao đổi với báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết dù Chính phủ đã gật đầu với phương án hỗ trợ 55.000 tỉ đồng nhưng bộ vẫn phải hoàn thiện cả 3 phương án để trình Quốc hội và chỉ khi Quốc hội quyết thì mới chính thức triển khai.
“Vướng nhất bây giờ vẫn là cơ chế, cơ chế không thông qua thì cũng không giải quyết được vấn đề gì vì không huy động được vốn của nhà đầu tư thì cũng khó và vốn nước ngoài rất quan trọng vì các nhà đầu tư trong nước đã bắt đầu nản” ông Trường nhận định.
Còn theo ông Phạm Hữu Sơn, các nhà đầu tư hiện đang chờ sự phê duyệt của Quốc hội, ngoài chuyện tiền còn là cơ chế và chưa chắc Chính phủ đã đồng ý. Theo ông này, đây là một trong những nút thắt lớn nhất.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng vấn đề lớn nhất của các dự án BOT nói chung và đề án cao tốc Bắc - Nam nói riêng là tắc vốn. “Ngân hàng không cho vay nữa vì với cơ chế như thế này ngân hàng cảm thấy làm không hiệu quả nên thiếu vốn vô cùng mà có vốn đâu mà đầu tư” - chuyên gia này nhận định.
Các chuyên gia nhận định khi lực của các nhà đầu tư trong nước đã tới hạn, rất cần huy động vốn từ nước ngoài nhưng kèm theo đó sẽ là nhiều điều kiện và Bộ GTVT cũng như Chính phủ cần cân nhắc trước khi quyết định cuối cùng.
Chủ đề: Chứng khoán Việt Nam
-
Bến Tre tìm giải pháp huy động khoảng 140.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển
Bến Tre đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 8,5- 9,5%/năm, GRDP bình quân đầu người phấn đấu tăng gấp đôi so với năm 2020, khoảng 87 triệu đồng/người/năm.
Khánh Hòa (Lao động)
VIP
Ngân Hàng thanh lý 10 lô đất ngay trung tâm thành phố Đồng Xoài giá 850 triệu/lô
850 triệu- 174m2
Đồng Xoài, Bình Phước
Hôm nay
0966755***
VIP
Căn Hộ Cao Cấp 69,7m2 gồm 2PN+2WC cách quận 1 chỉ 14km giá cực sốc chỉ 2,9 tỷ
2 tỷ 900 triệu- 69.7m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0966755***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Bán nhà hẻm Quận 10 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu hoàn công đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Cần bán gấp nhà phường 12, Quận 8 giảm hơn 2 tỷ, giá chào mới nhỉnh 20 tỷ.
20 tỷ 300 triệu- 179m2
Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0988383***
VIP
Bán Nhà Hẻm Xe Hơi Tân Bình, gần Mũi Tàu Trường Chinh, 3 Tầng Mới, 58m2 chỉ 5.2t
5 tỷ 200 triệu- 58m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
CHỈ TỪ 1,2 TỶ - SỞ HỮU NGAY CĂN HỘ FULL NỘI THẤT 5 SAO LIBERA NHA TRANG
Thương lượng- 0m2
Nha Trang, Khánh Hòa
Hôm nay
0328138***
VIP
Bắc Hà Thanh - Mở bán quỹ đất nền liền kề, shophouse - Chính sách tốt nhất TT
Thương lượng- 80m2
Tuy Phước, Bình Định
Hôm nay
0964372***
-
Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể thu hút thêm hàng tỷ USD
Đại diện Morgan Stanley cho rằng việc chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi có thể thu hút 2,8 tỷ USD từ các nhà đầu tư thụ động cùng 4-6 tỷ USD vốn chủ động.
-
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra công văn hỏa tốc về việc vận hành hệ thống giao dịch KRX
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 25/4 đã có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan về việc vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX.
-
Chứng khoán giảm mạnh
Thị trường bị nhuộm đỏ ngay đầu phiên và VN-Index đi dưới tham chiếu cả ngày, sau đó đóng cửa giảm hơn 13 điểm, dù vẫn có một số mã ngược dòng như NVL, HVN.
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.