Hội thảo “Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch quốc tế”
Đây chính là nhận định của KTS. Robert Day, chuyên gia tư vấn Quy hoạch du lịch Tập đoàn WATG (Hoa Kỳ) tại Hội thảo “Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch quốc tế” diễn ra sáng nay (25/10).
KTS. Robert Ray cho rằng, quy hoạch hiện tại chỉ đơn thuần coi là một chuỗi công trình, chuỗi sản phẩm chứ không phải là điểm đến du lịch.
“Cũng không nên thiết kế khách sạn và nhà hàng ven biển sôi động ngay bên cạnh khối nghỉ dưỡng sang trọng biệt lập, điều này cô tình tạo ra sự bất tiện cho cả hai loại hình dịch vụ và do vậy điểm đến du lịch sẽ không mang lại thành công”, KTS. Robert Ray nói.
Để Đà Nẵng trở thành điểm du lịch thành công, thành phố này cần phải đáp ứng mọi nhu cầu ở các cấp độ khác nhau, từ dịch vụ cho thuê bình dân (bugalows) đến khách sạn cao cấp Bulgari, Aman hoặc Ritz Carlton.
“Vấn đề đặt ra là nên có các nghiên cứu xuyên suốt về bố trí công trình, các loại hình công năng kết hợp để phát triển tương xứng các khu vực thương mại, bán lẻ phụ trợ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách”, KTS. Robert Ray góp ý.
KTS. Robert Ray gợi ý Đà Nẵng tham khảo áp dụng 5 mô hình không gian du lịch hiệu quả trên thê giới như Hy Lạp hoặc Địa Trung Hải; Khu du lịch Bờ Biển Đỏ (Ai Cập); phát triển kết hợp như Nusa Dua ở Bali (Indonesia); Phuket (Thái Lan) và tập trung đa cực như Waikiki – Hawaii.
Dựa trên 5 mô hình này, KTS. Robert Ray cho rằng, phần rìa Đà Nẵng có yếu tố địa lý phù hợp để xây dựng “khu du lịch địa phương” và có thể áp dụng mô hình du lịch theo kiểu Hy Lạp hoặc Địa Trung Hải.
Điều này nghĩa là gắn trực tiếp các dịch vụ du lịch biển với hoạt động giải trí mang tính bản sắc địa phương, theo đó không gian sẽ thiên về các công trình thấp hoặc chiều cao trung bình với quy mô nhỏ, sôi động, chân thực và mang bản sắc Việt Nam.
KTS. Robert Ray cũng góp ý, khu vực cảng nên quy hoạch phát triển rộng hơn nữa, không chỉ phục vụ cho luồng giao thương - thương mại, mà còn tăng cường dịch vụ bên đỗ cho các loại tàu du lịch, du thuyền cở lớn vào Đà Nẵng.
Bán đảo Sơn Trà hội đủ điều kiện để áp dụng mô hình không gian du lịch như Phuket (Thái Lan)
Đối với khu bán đảo Sơn Trà, KTS. Robert Ray cho rằng, Đà Nẵng nên áp dụng mô hình của Phuket (Thái Lan) với sự xuất hiện của các biệt thự nghỉ dưỡng chuyên biệt và khách sạn Boutique nhỏ nằm dọc theo sườn núi, nép mình còa giữa vịnh và rừng.
Dọc tuyến đường ven biển dài 15 km ở phía Đông, Đà Nẵng nên áp dụng mô hình Wakiki – Haiwaii bằng cách phân thành nhiều khu vực nhỏ để tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài ven biển.
Theo ý tưởng này, các khu du lịch riêng biệt sẽ được bao bọc bởi bãi biển và không gian đi dạo ở phía Đông, kết hợp với hệ thống sông nội địa ở phá Tây và nẵm giữa trung tâm với 3 cây cầu bắt qua sông Hàn. Điều này có nghĩa quần thể du lịch nhìn thì vẫn thuộc trung tâm thành phố nhưng tách biệt bởi khôn gian “nước”.
Ở phía Nam thành phố, theo KTS. Robert Ray, trên nền tảng quy hoạch hạ tầng du lịch đang xây dựng, Đà Nẵng nên bổ sung thêm những chuỗi tiện nghi, các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng nhỏ... để du lịch cảm thấy thuận lợi khi đi dạo bên ngoài khách sạn.
Phần còn lại, khu vực phía Tây Bắc nơi có sông Cu Đê và điểm giao nhau với sông Hàn, Đà Nẵng nên quy hoạch dải uốn khúc với không gian mặt nước tuyệt đẹp. Khu vực này phù hợp với mô hình nghỉ dưỡng tích hợp lớn, một phần tận hưởng cảnh quan bờ sông, mặc khác bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Bên cạnh đề xuất quy hoạch không gian du lịch Đà Nẵng của KTS. Robert Ray, Hội thảo cũng ghi nhận sự đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia du lịch tên tuổi khác như ông Peter R. Ryder – Tổng giám đốc Tập đoàn Indochina Capital, ông Paul Stoll – Chuyên gia du lịch Đức, ông Justin Murta – Chuyên gia công nghiệp giải trí Hoa Kỳ, TS Trần Du lịch – Trưởng nhóm tư vấn Vùng duyên hải miền Trung...
Phần lớn các chuyên gia đều đi sâu phân tích tiềm năng du lịch Đà Nẵng, vị thế của Đà Nẵng trong chuỗi du lịch miền trung và chuỗi Di sản. Trên cơ sở đó, các chuyên gia đưa ra các giải pháp thích hợp liên quan đến đầu tư hạ tầng, tháo gỡ thủ tục hành chính,... nhằm múc đích đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch quốc tế.