Lý giải nguyên nhân kinh doanh thua lỗ, lãnh đạo Thép Pomina cho biết, do giá thép trên thị trường sụt giảm nhanh trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào không giảm tương ứng nên giá vốn trong kỳ cao.
Hết giảm lợi nhuận, tới lượt Thép Pomina báo lỗ hơn 60 tỷ đồng trong quý 2
Cụ thể, CTCP Thép Pomina (Mã: POM) vừa công bố BCTC quý 2/2022 với doanh thu thuần tăng nhẹ lên 3.797 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tăng 4%, lên 3.647 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp kỳ này của doanh nghiệp này giảm đến 49%, xuống còn gần 151 tỷ đồng.
Kỳ này, doanh thu tài chính của Pomina tăng từ hơn 8,57 tỷ đồng lên hơn 31,43 tỷ đồng, tương đương tăng 267% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, các chi phí cũng đồng loạt tăng, bao gồm: chi phí tài chính tăng 66% lên gần 190 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 37% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7%.
Kết quả, Thép Pomina báo lỗ 62,25 tỷ đồng trong quý 2, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 127,8 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, Pomina ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.154 tỷ đồng, tăng 26%; song lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 8 tỷ đồng, giảm tới 96%.
Được biết năm 2022, doanh nghiệp này lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 15.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Thép Pomina hoàn thành lần lượt 54% và 2% kế hoạch của cả năm.
Tính đến ngày 31/6, tổng tài sản của Pomina đạt hơn 16.452 tỷ đồng, tăng 10% so với hồi đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 18%, lên 3.096 tỷ đồng và hàng tồn kho tăng 11%, lên 5.281 tỷ đồng. Đồng thời, nợ phải trả cũng tăng 13%, lên 12.768 tỷ đồng.
Trên thị trường, thương hiệu thép xây dựng Pomina cũng liên tiếp điều chỉnh giá giá bán để cạnh tranh với các thương hiệu khác. Mới nhất, doanh nghiệp này đã thông báo giảm giá 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 từ ngày 2/8 với mức giảm lần lượt là 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn.
Sau điều chỉnh, giá thép mới nhất của 2 mặt hành này giảm xuống còn 16,19 triệu đồng/tấn và 16,5 triệu đồng/tấn.
-
Hòa Phát của chủ tịch Trần Đình Long báo lãi giảm quá nửa so với cùng kỳ
Giá thép lao dốc cùng với nhu cầu về mặt hàng này suy yếu khiến lợi nhuận trong quý 2 của Hòa Phát giảm tới 59% so với cùng kỳ, ở mức 4.023 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong 7 quý gần đây của doanh nghiệp này.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.