Hiệu quả của hệ thống đăng ký bất động sản Nhật Bản
Tại Nhật Bản, việc xây dựng, số hóa tại hệ thống đăng ký bất động sản được thực hiện từ năm 1988 đến năm 2008, với kết quả đã đưa được 270 triệu thông tin về bất động sản vào hệ thống. Năm 2000, người đăng ký bất động sản có thể thực hiện đăng ký bất kỳ ở văn phòng đăng ký nào trong hệ thống mà không bắt buộc đến đơn vị hành chính nơi có bất động sản để thực hiện quyền của mình. Trong cùng năm này người dân cũng có thể xem được thông tin đăng ký qua mạng Internet.
Theo Luật đăng ký bất động sản (Luật số 123 năm 2004) thì “Hệ thống đăng ký bất động sản” được tập trung quản lý tại Trung ương. Trong hệ thống có 50 chi nhánh và 420 văn phòng đăng ký tại các địa phương để quản lý theo khu vực trực thuộc.
Từ năm 2006 đến năm 2011, tại Nhật Bản triển khai hệ thống thông tin bản đồ nhằm xây dựng hệ thống bản đồ được quản lý tập trung, thống nhất trên toàn quốc.
Theo đó, nguyên tắc của việc đăng ký bất động sản Nhật Bản là việc cơ quan Nhà nước ghi chép vào Sổ đăng ký tình trạng vật lý và quyền lợi đối với từng bất động sản; bất động sản bao gồm thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Sổ đăng ký cho phép khai thác rộng rãi và có cơ chế thu phí để tái đầu tư cho hệ thống và nộp vào ngân sách Nhà nước; Kiến trúc tổng thể của hệ thống đăng ký bất động sản bao gồm 4 phần chính: Hệ thống quản lý thông tin đăng ký; Hệ thống thông tin bản đồ; Hệ thống đăng ký trực tuyến; Hệ thống cung cấp thông tin trực tuyến.
Nhật Bản khuyến nghị Việt Nam học tập mô hình xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thông tin đất đai. Ảnh: Hoàng Minh
Bên cạnh đó, Nhật Bản có tất cả 06 Trung tâm dữ liệu (Data Center), được phân tích, nghiên cứu, xây dựng và thiết lập tại 6 vùng của nước Nhật, đảm bảo hệ thống đăng ký bất động sản của Nhật không bị ảnh hưởng bởi các thảm họa hoặc sự cố bất khả kháng như: động đất, núi lửa, sóng thần, …
Hệ thống đăng ký bất động sản có các chức năng như: Quản lý quyền sở hữu và các quyền khác có thể quản lý quyền lợi đối với bất động sản về quyền sở hữu và cả quyền khác như quyền thế chấp ngoài quyền sở hữu, hiện đang quản lý bao gồm cả nội dung các quyền lợi đối với bất động sản như quyền thế chấp, quyền vay… khi thế chấp đất đai và nhà ở.
Quản lý nội dung lưu trữ trước và sau biến động cho phép quản lý nội dung lưu trữ sau biến động là thông tin mới nhất các thông tin trước khi biến động cũng được lưu trữ lại. Khi có sự thay đổi về người sở hữu, mục đích sử dụng, diện tích của bất động sản, sẽ quản lý các nội dung thay đổi này là thông tin mới nhất. Ngoài ra, cũng quản lý thông tin trước khi thay đổi vào lịch sử.
Diễn giải ý nghĩa và xử lý tự động nội dung đăng nhập cho phép diễn giải nội dung đăng nhập, sử dụng kết quả diễn giải đó để xử lý tạo tự động nội dung yêu cầu… Diễn giải nội dung nhập vào bằng hệ thống, tự động phán định loại quyền lợi và mối liên quan giữa quyền lợi, tạo CSDL diễn giải ý nghĩa. Sử dụng CSDL này để thực hiện xử lý tự động các hạng mục như kiểm tra logic nội dung nhập vào bằng hệ thống.
Bảo đảm trình tự và thứ tự: quản lý sao cho có thể xử lý theo thứ tự tiếp nhận yêu cầu đăng ký để lưu trữ thông tin đăng ký theo trình tự đúng. Ví dụ, Quyền thế chấp sẽ ưu tiên được trả nợ cho những người tiến hành đăng ký trước. Vì vậy, đối với lưu trữ thông tin đăng ký này, thứ tự rất quan trọng. Trường hợp có nhiều yêu cầu đăng ký đối với cùng 1 bất động sản, xác định rõ ràng thứ tự và tiến hành xử lý theo đúng thứ tự sao cho không xử lý các yêu cầu đến sau cho đến khi yêu cầu đến trước kết thúc. Hỗ trợ bảo toàn thứ tự lưu trữ đăng ký sao cho không tiến hành xử lý yêu cầu tiếp theo cho đến khi yêu cầu trước được xử lý xong.
Xử lý đồng loạt số lượng lớn BĐS: Cho phép xử lý đồng loạt với một số lượng lớn BĐS, xử lý đồng loạt tiếp nhận, lưu trữ .v.v. trong trường hợp cần lưu trữ đối với số lượng lớn bất động sản do sự thay đổi tên xã phường hành chính và điều chỉnh lại thửa đất...
Thông báo mã phân biệt người đăng ký: Cho phép xác nhận có phải bản thân người có quyền lợi đang đăng ký hay không bằng việc thông báo thông tin mã phân biệt người đăng ký. Thông báo thông tin code độc nhất 12 ký tự để chứng minh bản thân người có quyền lợi đăng ký cho người yêu cầu đăng ký là người có quyền đăng ký khi kết thúc đăng ký. Trường hợp trong tương lai người có quyền lợi đăng ký này thực hiện quyền với tư cách là người có nghĩa vụ đăng ký, có thể xác nhận được bản thân người có quyền lợi đăng ký này đang thực hiện đăng ký bằng cách cung cấp thông tin code này cho Văn phòng đăng ký.
Biên tập tự động các hạng mục tổng thể, hạng mục người sở hữu theo từng bất động sản: Cho phép phát hành giấy chứng nhận dùng để cung cấp chứng nhận dòng quyền lợi bất động sản .v.v. Tự động biên tập và phát hành văn bản chứng nhận dòng quyền lợi bất động sản (quyền sở hữu, quyền thế chấp) và các nội dung đăng ký… Ngoài ra, có thể chọn các nội dung chứng nhận trên GCN bao gồm Chứng nhận toàn bộ các hạng mục, chỉ chứng nhận các hạng mục hiện tại đang có hiệu lực, chứng nhận các nội dung của người sở hữu...
Phát hành GCN của các nơi khác: Cho phép phát hành GCN đối với các bất động sản do các văn phòng đăng ký khác quản lý. Tự động biên tập và phát hành GCN đối với các các bất động sản do các văn phòng đăng ký khác quản lý. Theo đó, người dân có thể đến các văn phòng đăng ký gần mình nhất để yêu cầu cấp GCN đối với bất động sản trên toàn quốc.
Ngăn chặn phát hành GCN dùng để cung cấp: Trong trường hợp đang xử lý yêu cầu đăng ký, bất động sản có yêu cầu cấp GCN sẽ bị chặn không cho phát hành GCN dùng để cung cấp. Là chức năng cần thiết để cấp GCN dùng để cung cấp với các thông tin mới nhất. Đảm bảo nội dung trong GCN cung cấp là thông tin mới nhất bằng việc ngăn chặn phát hành GCN cung cấp cho đến khi hoàn thành xử lý yêu cầu đăng ký.
Chức năng yêu cầu GCN hạng mục đăng ký bằng máy Kiosk di động: Người yêu cầu có thể dễ dàng yêu cầu cung cấp GCN hạng mục đơn ký bằng cách sử dụng các máy Kiosk di động. Bản thân người yêu cầu có thể yêu cầu cấp GCN một cách dễ dàng bằng việc sử dụng máy Kiosk di động kiểu thao tác chạm đặt trong ngoài văn phòng đăng ký mà không cần phải viết vào đơn yêu cầu cấp GCN.
Hiệu quả của hệ thống đăng ký bất động sản Nhật Bản được nhìn thấy rõ nét từ công tác quản lý đất đai, tính minh bạch và sự hài lòng của người dân Nhật Bản. Một trong những điểm quan trọng trong chiến lược phát triển hệ thống đăng ký bất động sản Nhật Bản là có cơ chế dùng chính nguồn thu từ lệ phí và thuế của người sử dụng dịch vụ đăng ký bất động sản để bù cho kinh phí vận hành và bảo trì hệ thống.
Đặc biệt, theo số liệu của năm 2015 thì nguồn thu thuế từ yêu cầu đăng ký là khoảng 112 nghìn tỷ đồng Việt Nam; nguồn thu lệ phí từ cung cấp thông tin đăng ký là khoảng 9.740 tỷ đồng Việt Nam. Qua trao đổi với đoàn công tác thì năm 2018 nguồn thu lệ phí từ việc cung cấp thông tin đăng ký bất động sản là khoảng 14.000 tỷ đồng Việt Nam.
Bài học cho Việt Nam
Phía Nhật Bản khuyến nghị Việt Nam nên học tập mô hình của Nhật Bản khi xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thông tin đất đai như sau: Đối với lợi ích cấp Quốc gia: Tăng trưởng GDP được kỳ vọng ở mức 1,53%; Coi nguồn thu từ thuế liên quan đến đất đai là nguồn thu thường xuyên vào ngân sách nhà nước; Tăng năng suất lao động, góp phần trực tiếp vào phát triển kinh tế.
Đối với lợi ích ở địa phương: Tất cả các địa phương đều được hưởng lợi ích từ việc triển khai hệ thống thông tin đất đai hiện đại; Đạt mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại các địa phương, dự tính có thể giảm nghèo cho khoảng 369.000 người nhờ vào việc áp dụng hệ thống thông tin đất đai trên toàn quốc.
Khuyến nghị của Nhật Bản trong việc triển khai hệ thống thông tin đất đai cho Việt Nam bao gồm 6 hạng mục chính sau: Xây dựng, chuẩn hóa CSDL đất đai; Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hệ thống thông tin đất đai; Xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng cho hệ thống thông tin đất đai; Triển khai Trung tâm dữ liệu, trang thiết bị đường truyền, thiết bị đầu cuối; Đào tạo nhân lực; Vận hành bảo trì.
-
Sẽ cung cấp thông tin quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng trên Cổng DVCQG
Sắp tới, Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) sẽ có thêm một số dịch vụ công thiết yếu được người dân, doanh nghiệp mong chờ. Đó là: Dịch vụ cung cấp thông tin quy hoạch; cấp giấy phép xây dựng; thanh toán nghĩa vụ tài chính đối với thủ tục hành chính về đất đai; cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.