Nhiều dự án có vốn đầu tư lớn đang đổ về Cần Giờ
Theo báo Đầu tư, Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục và tư vấn LV&F vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM xin chủ trương đầu tư Khu đô thị Giáo dục quốc tế tại huyện Cần Giờ theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Theo đề xuất của nhà đầu tư, vị trí thực hiện dự án sẽ là khu đất kế cận xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ với quy mô diện tích khoảng 253,4ha.
Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là 13.000 tỉ đồng, sẽ được đầu tư trong vòng 6 năm. Trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 2.000 tỉ đồng, vốn đối tác tham gia và vốn vay là 11.000 tỉ đồng. Kinh phí dự kiến Nhà nước tham gia để giải phóng mặt bằng là 4.000 tỉ đồng.
Theo đề xuất của doanh nghiệp, Khu đô thị giáo dục này sẽ đào tạo tất cả các cấp học từ cấp mầm non đến đại học và sau đạo học.
Bên cạnh các hạng mục phục vụ giáo dục, nhà đầu tư còn đề xuất xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, khu ký túc xá, khu y và dược bao gồm trường y, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu và điều trị ung thư, trung tâm nghiên cứu vaccine, nhà máy sản xuất thuốc…
Về tiến độ triển khai, nhà đầu tư đề xuất giai đoạn 2024 – 2026 sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng. Giai đoạn 2026 – 2030 tiến hành xây dựng các hạng mục. Đến năm 2038, sẽ hoàn thiện toàn bộ các hạng mục của dự án.
UBND TP.HCM sau khi nhận đề xuất của doanh nghiệp đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư UBND huyện Cần Giờ xem xét hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục theo quy định
Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 60km, huyện đảo Cần Giờ xưa nay được xem như là “vùng sâu, vùng xa” bởi cách trở sông nước. Vùng đất này nổi tiếng bởi đây là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, có khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn…
Theo báo cáo của huyện Cần Giờ, địa phương này có tổng diện tích tự nhiên 70.421ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn TP.HCM, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109ha, chiếm 46,45% diện tích toàn huyện; đất sông rạch là 22.850ha, bằng 32% diện đất toàn huyện.
Một góc huyện đảo Cần Giờ
Dù có rất nhiều tiềm năng, song cho đến nay Cần Giờ vẫn đang “ngủ quên” do nhiều lực cản. Trong đó, có việc hệ thống hạ tầng giao thông yếu kém. Đặc biệt, cây cầu kết nối với trung tâm TP.HCM dù đã ấp ủ nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa triển khai.
Nghị quyết về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030 của Thành ủy TP.HCM, xác định đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.
Để đạt được mục tiêu trên, Cần Giờ cần thêm nhiều nguồn lực. Trong đó, cần sớm khởi công cầu Cần Giờ nối với trung tâm TP.HCM. Bên cạnh đó, là việc khởi động những siêu dự án tỉ đô đang rất được mong chờ.
Cụ thể, dự án khu đô thị lấn biển có quy mô lên đến 2.870 ha với tổng mức đầu tư hơn 217.000 tỉ đồng.
Một dự án khác là siêu cảng biển Cần Giờ có vốn đầu tư khoảng 5,5 tỉ USD đang được nghiên cứu triển khai.
Trong một Hội thảo đề án nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, dự án này triển khai sớm sẽ là bước đột phá không chỉ cho TP.HCM mà cả Đông Nam Bộ, bởi hình thành cửa ngõ giao thương tầm cỡ quốc tế.
Cảng Cần Giờ sẽ không ảnh hưởng hoặc cạnh tranh khu Thị Vải - Cái Mép ở Bà Rịa - Vũng Tàu, mà cả hai sẽ tạo thành một hệ thống cảng biển cho vùng.
-
Cần Giờ trước vận hội lớn với đô thị lấn biển, “siêu cảng” tỉ đô
Cần Giờ - huyện đảo duy nhất của TP.HCM đang đứng trước cơ hội chuyển mình với các dự án đô thị lấn biển, cảng trung chuyển quốc tế có vốn đầu tư nhiều tỉ đô la được đề xuất đầu tư.
-
Dự án "siêu khủng" tại Cần Giờ dự kiến triển khai từ tháng 4/2025, đón dân số gấp 3 lần hiện tại, tạo 36.000 việc làm và hút hàng triệu du khách
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô 2.870 ha dự kiến được triển khai từ từ tháng 4/2025 và hoàn thành vào năm 2030.
-
Giá bất động sản dọc tuyến metro hơn 47.300 tỷ đồng ở TP.HCM đang ra sao?
Không chỉ là một dự án hạ tầng giao thông quan trọng, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên góp phần không nhỏ trong việc định giá của bất động sản khu vực nó đi qua. Hiện nay, đã và đang có hàng loạt dự án bất động sản được xây dựng dọc hai bên tuy...
-
Đông nghẹt người dân trải nghiệm tuyến metro hơn 47.300 tỷ đồng sau 12 năm chờ đợi
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên vừa chính thức vận hành khai thác thương mại sau 12 năm đầu tư xây dựng. Rất đông người dân háo hức tham gia trải nghiệm tuyến metro đầu tiên của TP.HCM dù phải xếp hàng dài chờ đợi....