05/08/2022 8:58 AM
​​​​​​​Theo định hướng phát triển giai đoạn 2020- 2025, Hậu Giang sẽ tập trung phát triển theo 4 trụ cột trọng tâm, phù hợp với tiềm năng vốn có và những lợi thế được hưởng từ định hướng phát triển của Chính phủ cho toàn ĐBSCL.

Cụ thể, theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong 1-2 năm tới đây, toàn bộ khu vực này sẽ lấy Cần Thơ làm trung tâm, tiền đề cho sự "nhộn nhịp" tăng trưởng mỗi ngày.

Minh chứng là một loạt dự án trọng điểm nhằm phát triển và kết nối tất cả các tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL về tới Cần Thơ. Và Hậu Giang hiện đang là một trong số các tỉnh thành được hưởng lợi nhiều nhất từ chủ trương này liền sau thủ phủ Tây Đô.

Là địa phương đầu tiên tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại – đầu tư tại Tây Nam Bộ, Hậu Giang đang được đánh giá là tỉnh nắm bắt nhanh những lợi thế từ các chính sách, chủ trương của Nhà nước. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã triển khai Nghị quyết về phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, nhất quán tập trung nguồn lực phát triển vào 4 trụ cột trọng tâm (công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch) để lan tỏa, tạo nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của tỉnh trong giai đoạn tới.

Công nghiệp và nông nghiệp

UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành kế hoạch, dự kiến chi hơn 113.062 tỷ đồng phát triển công nghiệp và logistics giai đoạn 2021-2025. Trong kế hoạch, UBND tỉnh Hậu Giang đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, hình thành 3 trung tâm logistics lớn trên địa bàn tỉnh gồm: Trung tâm logistics Mekong, Khu trung tâm logistics Hậu Giang, Trung tâm Logistics Nông sản xuất khẩu Hậu Giang.

Hậu Giang sẽ có 3 trung tâm logistics đến năm 2025

Nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL, Hậu Giang là điểm giao nhau giữa 3 tuyến đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu tạo sự kết nối thông suốt với cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, cảng Cần Thơ và cảng biển Trần Đề; cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh Nam sông Hậu bao gồm Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng với phần còn lại của ĐBSCL và các vùng kinh tế khác của cả nước. Vị trí này thuận lợi để các doanh nghiệp lựa chọn đặt các nhà máy sản xuất, trung tâm logistics từ vùng nguyên liệu ĐBSCL. Vị trí cũng hấp dẫn với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tổng kho phân phối phục vụ thị trường.

Du lịch và Đô thị

Hậu Giang nằm phía Nam Cần Thơ sẽ là một trong những địa phương hưởng lợi nhiều từ thủ phủ Tây Đô này. Đáng chú ý nhất là dự án mở rộng sân bay quốc tế Cần Thơ bên cạnh Quy hoạch thành phố sân bay quy mô 10.000ha bao gồm khu chế biến, lưu trữ sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu, nâng công suất phục vụ lên đến 15 triệu khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Thành phố Vị Thanh là 1 trong 3 đô thị vệ tinh quan trọng của Hậu Giang

Không chỉ đầu tư hệ thống giao thông liên kết vùng, chính quyền địa phương Hậu Giang cũng đang gấp rút nâng cấp hạ tầng nội tỉnh. Cụ thể, Hậu Giang đã và đang tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, theo hướng hiện đại, tiếp cận các tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị văn minh cho các đô thị trọng tâm (Vị Thanh, Ngã Bảy, Long Mỹ). Tính riêng thành phố Vị Thanh đang triển khai dự án nâng cấp hạ tầng, kỹ thuật, cảnh quan do UBND thành phố Vị Thanh làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 36 triệu USD, tương đương trên 830 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2025, đưa 3 thành phố này trở thành “kiềng 3 chân” phát triển kinh tế và bộ mặt đô thị của Hậu Giang.

Hậu Giang cần gì để chuẩn bị chào đón những lợi thế định hướng phát triển Tây Nam Bộ

Theo đó, trong nửa đầu năm 2022, Hậu Giang trở thành cái tên được nhắc đến nhiều trên các diễn đàn và hội nhóm đầu tư vùng ĐBSCL với nhiều lợi thế phát triển nhưng vẫn còn cần được khai thác đúng mức.

Cụ thể, bên cạnh việc phát triển hạ tầng, Hậu Giang cần phải thu hút thêm nhiều chủ đầu tư các dự án BĐS bài bản ngay từ bây giờ để bắt kịp tốc độ phát triển của vùng, nhất là khi tỉnh còn có thêm yếu tố làn sóng lợi ích từ các đầu tư liên quan sân bay quốc tế Cần Thơ. Các dự án BĐS thỏa 2 yếu tố: đáp ứng nhu cầu an cư theo định hướng xanh - kết hợp phục vụ nhu cầu du lịch, giải trí của du khách trong ngoài nước sẽ dành được nhiều sự quan tâm, ưu ái từ chính quyền và người dân.

Phối cảnh về đêm tại The Venice City, TP.Vị Thanh

Năm 2021-2022, thị trường Vị Thanh ghi nhận sự xuất hiện của dự án khu đô thị The Venice City. Dự án được đánh giá đảm bảo cả mục tiêu an cư và phục vụ du khách trong ngoài nước khi chỉ cách sân bay quốc tế Cần Thơ 57km. Dự án bao gồm nền shopvillas, nền shophouse, nền biệt thự, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính – dịch vụ công, công viên kỳ quan ánh sáng đầu tiên tại Vị Thanh… Kỳ vọng khi đi vào hoạt động, dự án này sẽ trở thành trung tâm giao thương – giải trí mang tính biểu tượng, điểm đến không thể bỏ qua của thành phố Vị Thanh.

Trâu chậm uống nước đục, thế nên những dự án đi tiên phong ngay giai đoạn này mang lại nhiều giá trị hơn hẳn nhờ bắt kịp tiên cơ đón sóng tăng trưởng sớm nhất, hướng đi này chưa bao giờ sai. Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Hậu Giang giai đoạn này đều là những nhà đầu tư có tầm nhìn” - Một thành viên Hiệp hội Bất động sản cho biết.

PV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.