04/11/2020 8:57 AM
Đến nay, vốn đầu tư để làm hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh là gần 750 triệu USD. Đồng Nai trở thành một trong những địa phương có nhiều KCN nhất cả nước và được xây dựng khá bài bản.

Khu công nghiệp Biên Hòa 2 là điển hình của tỉnh về đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh để thu hút đầu tư. Ảnh:K. Minh

Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh có 32 KCN, trong đó có 31 KCN đã hoàn thành hạ tầng đang hoạt động và 1 KCN đang trong giai đoạn xây dựng. Vốn đầu tư hạ tầng KCN hầu hết do các công ty hạ tầng (chủ đầu tư KCN) bỏ ra.

Hạ tầng KCN được đảm bảo

Các KCN của Đồng Nai hiện được các công ty hạ tầng đầu tư tương đối hoàn thiện. Do đó, các doanh nghiệp (DN) thứ cấp thuê đất làm nhà xưởng sản xuất rất thuận lợi. Theo yêu cầu của tỉnh, các KCN đi vào hoạt động đều phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, đường nội bộ rộng, điện, nước, hệ thống thoát nước mưa đầy đủ... Tùy theo từng KCN, thời gian thuê đất từ 40-50 năm và DN có thể trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả một lần.

Trong 10 tháng của năm 2020, tuy xảy ra đại dịch Covid-19 khiến nhiều chuyến bay quốc tế bị hủy, DN nước ngoài khó đến Việt Nam nhưng các DN nước ngoài đầu tư khoảng 562 triệu USD vào các KCN của Đồng Nai để xây dựng cơ bản và đưa vào sản xuất.

Do có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, kết nối với các tuyến đường giao thông chính thuận lợi nên các KCN của Đồng Nai đã lấp đầy khoảng 82%. Diện tích còn lại cho thuê hơn 1,3 ngàn ha, nhưng đa số là đất mở rộng KCN chưa bồi thường giải phóng mặt bằng xong nên nhà đầu tư thứ cấp chưa thuê được. Trên địa bàn tỉnh có gần 20 KCN đã lấp đầy, các KCN còn lại có đất cho thuê nhưng diện tích nhỏ chưa đáp ứng đủ yêu cầu của những DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang muốn đầu tư vào.

Ông Cao Tiến Sỹ, Trưởng ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho biết: “Với lợi thế về giao thông, khí hậu và hạ tầng KCN khá hoàn thiện nên Đồng Nai thu hút dự án đầu tư nước ngoài, trong nước vào KCN khá tốt. Các công ty hạ tầng KCN đã chi từ 15-30 triệu USD để làm hạ tầng một KCN”. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thứ cấp khi thuê đất trong KCN cũng đã bỏ ra trên 20 tỷ USD làm nhà xưởng và lắp đặt máy móc để sản xuất, kinh doanh.

Giám đốc Sở KH-ĐT Hồ Văn Hà cho hay: “Mỗi năm thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh được hơn 1 tỷ USD và chủ yếu vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài khá nhanh, chiếm gần 80% vốn đầu tư”. Nguồn vốn giải ngân của DN nước ngoài chủ yếu dành cho xây dựng hạ tầng (làm nhà xưởng), mua máy móc thiết bị để phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, các KCN tại Đồng Nai cũng thu hút trên 2-3 ngàn tỷ đồng/năm của DN trong nước đầu tư vào.

Cần nguồn vốn lớn cho giai đoạn tới

Dự kiến trong giai đoạn 5-10 năm tới, Đồng Nai sẽ đầu tư mới và mở rộng thêm gần 10 KCN. Vì thế, nguồn vốn cần để làm hạ tầng kỹ thuật KCN khá lớn, lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu sẽ do các công ty cấp phép đầu tư hạ tầng các KCN bỏ ra để thực hiện.

Chủ tịch UBND H.Cẩm Mỹ Huỳnh Tấn Thìn chia sẻ: “Tới đây, huyện sẽ tiến hành xây dựng 2 KCN nên cần cả ngàn tỷ đồng để xây dựng hạ tầng. Hiện có nhiều DN ngỏ ý muốn đầu tư hạ tầng KCN nên huyện phối hợp với tỉnh hoàn thành hồ sơ thủ tục các KCN và lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực để làm nhanh”.

Thu hút nguồn vốn của DN vào làm hạ tầng kỹ thuật các KCN mở rộng, mới tại Đồng Nai không khó. Phần khó khăn và mất nhiều thời gian là quá trình làm quy hoạch sử dụng đất và hoàn thiện hồ sơ để quy hoạch vào KCN Việt Nam. Sau khi được Chính phủ chấp thuận, tỉnh mới triển khai các bước tiếp theo được.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam nhận định: “Hiện có rất nhiều DN quan tâm đến bất động sản công nghiệp ở Đồng Nai vì nhận định tiềm năng rất lớn khi sân bay Long Thành và nhiều đường cao tốc qua tỉnh được xây dựng xong. Vừa qua, có trên 10 tập đoàn lớn trên lĩnh vực bất động sản đã đến tỉnh tìm cơ hội đầu tư”. Cũng theo ông Bảo, có những tập đoàn sẵn sàng bỏ ra vài ngàn tỷ đồng để đầu tư hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh.

Các DN nước ngoài rất quan tâm và muốn đầu tư lĩnh vực hạ tầng, trong đó có KCN ở Đồng Nai. Thời gian qua, có nhiều DN, trong đó có DN Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan đã đến tìm hiểu và dự tính sẽ đầu tư vào lĩnh vực trên. Hiện Đồng Nai có 3 KCN do công ty nước ngoài đầu tư hạ tầng là Amata, Long Đức và KCN công nghệ cao Long Thành.

  • Đồng Nai: Cưỡng chế 8 công trình xây dựng trái phép trên đất nông lâm nghiệp

    Đồng Nai: Cưỡng chế 8 công trình xây dựng trái phép trên đất nông lâm nghiệp

    Từ ngày 27 đến ngày 28/10, lực lượng chức năng của phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc thực hiện cưỡng chế, bắt buộc khôi phục lại hiện trạng đối với 8 công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại khu phố Vườn Dừa, Tân Mai, Tân Cang, Tân Lập thuộc địa bàn của phường Phước Tân.

Khánh Minh (Báo Đồng Nai)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.