Lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế công trình xây dựng trái phép trên địa bàn. Ảnh: TTXVN
Theo đó, lực lượng chức năng đã tiến hành cưỡng chế buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu công trình nhà xưởng xây dựng cơi nới trái phép rộng hơn 142m2 của ông Võ Văn Tuấn, tại tờ bản đồ số 03, thửa đất số 71, phường Phước Tân. Lý do cưỡng chế là ông Tuấn đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
UBND phường Phước Tân còn cưỡng chế, tháo dỡ 7 công trình vi phạm khác tại các khu phố Vườn Dừa, Tân Mai, Tân Cang và Tân Lập (phường Phước Tân) với tổng diện tích đất vi phạm lên đến hàng ngàn m2.
Cũng theo thông tin từ UBND phường Phước Tân, đợt cưỡng chế này dự kiến ban đầu là sẽ kéo dài trong 3 ngày (từ ngày 27 đến 29/10). Trong đó, ngày 27 và 28/10 sẽ cưỡng chế 4 trường hợp gồm công trình vi phạm của bà Tạ Thị Tiến, ông Nguyễn Văn Ninh, ông Định Văn Ngoan, ông Võ Văn Tuấn thuộc khu phố Vườn Dừa, Tân Mai, Tân Cang. Ngày 29/10, lực lượng sẽ tiến hành cưỡng chế 4 công trình vi phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp của ông Nguyễn Mạnh Quyết, bà Trần Thị Nhung và 2 công trình không xác định được đối tượng vi phạm ở khu phố Tân Cang, Tân Lập.
Lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế công trình xây dựng trái phép trên địa bàn. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, chỉ trong hai ngày 27 và 28/10, lực lượng chức năng đã hoàn tất việc thực hiện cưỡng chế, bắt buộc khôi phục lại hiện trạng đối với 8 công trình xây dựng trái phép trên.
Được biết, hầu hết các trường hợp trên đã có hành vi tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang phi nông nghiệp, xây dựng công trình nhà tường gạch, mái tôn, móng công trình, sân bê tông, nhà tiền chế.
Đợt cưỡng chế này của UBND phường Phước Tân diễn ra trong bối cảnh thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai và UBND thành phố Biên Hòa về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý cưỡng chế ngay từ đầu đối với các công trình vi phạm trên địa bàn thành phố Biên Hòa nói chung và phường Phước Tân nói riêng.
Bên cạnh việc cưỡng chế buộc tháo dỡ, UBND phường Phước Tân yêu cầu những trường hợp vi phạm phải khôi phục lại tình trạng của đất như trước.
-
Đồng Nai: Dự án làm đường khiến dân khổ sở
Nhiều tuyến đường chính tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) được triển khai bởi các chủ đầu tư dự án làm đường, xây cống, BOT ngày càng ngập nặng mỗi khi có mưa to, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng TP Biên Hòa cho rằng, trách nhiệm xử lý thoát nước trong trường hợp này thuộc về chủ đầu tư các dự án BOT, trong khi chủ đầu tư dự án BOT lại nói nguyên nhân ngập úng không phải từ phía họ.
-
Cầu lớn nhất trên tuyến Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với TP.HCM sẽ đạt cột mốc quan trọng trước Tết Nguyên đán 2025
Cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến Vành đai 3 TP.HCM nối huyện Nhơn Trạch với TP. Thủ Đức (TP.HCM) dự kiến sẽ được hợp long toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2025. Đây là cây cầu có quy mô lớn nhất thuộc dự án Vành đai 3....
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....