Bên cạnh đó, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sẽ chuẩn hóa quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở trong thời gian tới.
Công trường một dự án đang xây dựng tại khu Đông, TP.HCM. Ảnh: Hoàng Sang
Cụ thể, Luật Đầu tư thống nhất thực hiện thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư” đối với các trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất; hoặc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Phạm vi của luật bao gồm các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp, gồm đất ở, đất nông nghiệp và các loại đất khác.
Ngoài ra, Luật Đầu tư đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở, đối với trường hợp có nhiều nhà đầu tư được chấp thuận, thì việc xác định chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng.
Luật Xây dựng (sửa đổi), quy định trường hợp dự án sử dụng các nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân (dự án sử dụng vốn khác) mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, thì chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
“Như vậy, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi), kết hợp với việc sửa đổi đồng bộ một số điều của Luật Nhà ở, sẽ giải quyết được ách tắc về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng hiện nay”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận định.
Theo HoREA, từ khi Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Nhà ở 2014, có hiệu lực vào năm 2015, đến tháng 10/2018 tại TP.HCM đã có 126 dự án nhà ở thực hiện thủ tục “Quyết định chủ trương đầu tư” bị ách tắc thủ tục đầu tư, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm cho thị trường bất động sản, người tiêu dùng phải mua nhà giá cao hơn, ngân sách nhà nước bị thất thu.
Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, vừa tháo gỡ được ách tắc cho hàng trăm dự án nhà ở hiện nay, cũng đồng thời xác lập quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án có quyền sử dụng đất, phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời công nhận nhà đầu tư trong thời gian tới.
Luật Đầu tư, Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. HoREA đề nghị UBND TP.HCM xem xét vận dụng, để thực hiện quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở, hoàn toàn thuộc thẩm quyền của địa phương.
Quy trình thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1, lập thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Bước 2, lập thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, do nhà đầu tư đề xuất (hoặc bản vẽ tổng mặt bằng và đồ án kiến trúc, đối với khu vực đầu tư có diện tích dưới hai ha).
Bước 3, thực hiện song song các thủ tục sau (lập thủ tục chấp thuận đầu tư, công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, cấp giấy phép xây dựng và được khởi công xây dựng công trình trong dự án) cùng với lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Cuối cùng là bước lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Sau khi đã hoàn thành nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, chủ đầu tư dự án mới được bán nhà ở xây sẵn hoặc bán nhà ở hình thành trong tương lai.








-
Siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ có 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu
Theo đề án, sau sắp xếp, TP.HCM mới sẽ là siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên 6.772,65 km2, quy mô dân số trên 13,7 triệu người; có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu....
-
Huyện Hóc Môn muốn đấu giá sớm khu đất 290 ha để phát triển đô thị theo mô hình TOD
Huyện Hóc Môn muốn giải toả mặt bằng, đấu giá sớm khu đất 290 ha ở xã Tân Hiệp để phát triển đô thị theo mô hình TOD.
-
Vingroup tiến thêm bước lớn tại dự án đường sắt đô thị tỷ USD ở TP.HCM
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành, UBND quận 7, huyện Nhà Bè và Tập đoàn Vingroup về việc nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Cần Giờ.