15/02/2012 2:24 AM
CafeLand - Năm 2011 là năm nhiều ‘sóng gió” của các doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, ảnh hưởng nặng nề nhất là doanh nghiệp bất động sản vì họ phải chống chọi với các vấn đề từ chi phí đầu vào, đến lãi suất vay, trong khi việc tiêu thụ hàng hóa cứ “ì ạch”.

Theo đơn cử của Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà (ITC) cho biết, trong quý IV/2011, nguồn thu của đơn vị này khá eo hẹp khi chỉ đạt 47,43 tỷ đồng doanh thu thuần. Trong khi đó, mức lỗ gộp từ hoạt động tài chính lên đến 58 tỷ đồng nhưng không có nguồn thu nào đáng kể để bù đắp lỗ gộp, đã khiến ITC lỗ sau thuế 56,93 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2011 Công ty lỗ 137,8 tỷ đồng.

Rơi vào hoàn cảnh tương tự, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang An (KAC) cũng báo cáo kết quả kinh doanh quý IV của Công ty mẹ lỗ 173 triệu đồng. Mặc dù lợi nhuận gộp trong quý này có phần cao hơn khi đạt 6,56 tỷ đồng nhưng vẫn không đủ bù đắp các chi phí khiến KAC bị lỗ. Lũy kế cả năm 2011, KAC lãi 571 triệu đồng, giảm mạnh so với mức lãi 22,39 tỷ đồng cùng kỳ.

Trong quý IV/2011, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA) ghi nhận lỗ 2,75 tỷ đồng trong khi cùng kỳ công ty lãi 13,13 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2011, NHA đạt 1,32 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh so với mức 22,43 tỷ đồng cùng kỳ năm 2010.

Theo giải trình của NHA, nguyên nhân lợi nhuận của công ty sụt giảm mạnh là do thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội. Ngoài ra, giá nguyên vật liệu đưa vào công trình tăng cao dẫn đến giá vốn công trình tăng.

Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương (PPI) có mức lỗ trước thuế 3,3 tỷ đồng trong quý IV/2011. Theo giải trình của đơn vị này, sở dĩ kinh doanh quý IV chỉ đạt 44,2 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước là do thị trường trầm lắng, sản phẩm tiêu thụ rất chậm. Mặt khác, PPI còn ghi nhận khoản lỗ do thoái vốn tại Công ty Cổ phần Nam Phan là 2,35 tỷ đồng. Ngoài ra, nguyên gây ra sự sụt giảm doanh thu trong quý là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá cả vật tư, nhân công tăng,… đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Lũy kế cả năm 2011 của Công ty Quốc Cường Gia Lai lỗ 30,76 tỷ đồng, trong khi năm 2010 lãi 236,9 tỷ đồng. Chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay trong quí 4 là 23,47 tỷ đồng, tăng 160% so với mức 9,03 tỷ đồng cùng kỳ.

Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương tín – Sacomreal cũng công bố kết quả kinh doanh quý IV/2011 của riêng công ty mẹ lỗ ròng sau thuế là 39,7 tỷ đồng.

Mặc dù ghi nhận mức doanh thu tài chính tăng gần 895% so với cùng kỳ nhưng công ty mẹ Công ty mẹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC vẫn lỗ 14,94 tỷ đồng.

Hàng loạt “ông lớn” bất động sản báo lỗ

Năm 2012, thị trường bất động sản khó có thể khởi khắc do tín dụng cho lĩnh vực này chưa được nới lỏng. Ảnh: Minh Nguyệt

Không chỉ các doanh nghiệp bất động sản đứng trước áp lực phá sản bởi những chính sách ngặt nghèo về tiền tệ, các doanh nghiệp xây lắp, nhà thầu xây dựng cũng gặp vô vàn khó khăn.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2011 của Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (ICG), trong quý Công ty lỗ 2,73 tỷ đồng là do chi phí doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh quý này cho thấy, ICG đạt 12 tỷ đồng doanh thu bán hàng, giảm 47 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó giá vốn hàng bán cũng xấp xỉ 12 tỷ đồng.

ICG giải trình rằng, trong quý IV, do tình hình tài chính của các Công ty kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn và ICG cũng không phải là một ngoại lệ.

Không nằm trong diện ngoại lệ, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí-IDICO (PXL) cũng thông báo kết quả kinh doanh quý IV với mức lỗ sau thuế là 12,28 tỷ đồng. Nguyên nhân sụt giảm một phần do doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ đạt 5,96 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 15,26 tỷ đồng cùng kỳ trong khi đó chi phí tài chính tăng đột biến gấp 7 lần từ 3,09 tỷ đồng lên 21,5 tỷ đồng.

Theo ý kiến của giới phân tích, mặc dù trong năm qua, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế thế giới. Mặt khác, khi một chính sách được ban hành, đặc biệt là chính sách tiền tệ cần có một độ trễ nhất định.

Do đó, dù muốn hay không, các bộ phận cấu thành cơ thể nền kinh tế cũng sẽ bị tác động lớn từ những thay đổi được tiên liệu là đầy khó khăn và đau đớn. Bất động sản cũng không ngoại lệ.

Hiện tại, các doanh nghiệp bất động sản kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”, non yếu cả về kinh nghiệm lẫn năng lực tài chính yếu năng lực sẽ rơi vào thế bị động, khi bị người khác hoặc hoàn cảnh dẫn dắt thì cái giá phải trả thường rất đắt.

Riêng những doanh nghiệp bất động sản có viễn kiến tốt sẽ chủ động thay đổi từ trước khủng hoảng nhằm tránh rủi ro thói quen "bỏ hết trứng vào một giỏ".

Thu Thảo
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.