Dù Adani đã nỗ lực củng cố tài chính sau các cáo buộc hối lộ, khối tài sản của ông vẫn "bốc hơi".
Đám cưới xa hoa của Anant Ambani, con trai tỷ phú Mukesh Ambani hồi đầu năm, là một biểu tượng rõ rệ nhất về sự thịnh vượng của giới siêu giàu Ấn Độ. Tuy nhiên, chỉ sau sáu tháng, bức tranh kinh tế đã không còn tươi sáng. Cả ông Mukesh Ambani, chủ tịch tập đoàn Reliance Industries Ltd và ông Gautam Adani, người sáng lập Adani Group, đều đang đối mặt với nhiều thách thức.
Ông Gautam Adani hiện đang đối diện với nhiều cáo buộc. Vào tháng 11, các công tố Mỹ điều tra ông về nghi vấn hối lộ các quan chức chính phủ Ấn Độ, làm gia tăng áp lực với danh tiếng của ông. Trước đó, vào đầu năm nay, công ty nghiên cứu Hindenburg Research đã công bố báo cáo cáo buộc Adani Group có hành vi gian lận tài chính.
Dù Adani đã nỗ lực củng cố tài chính sau các cáo buộc này, khối tài sản của ông vẫn "bốc hơi". Tài sản của ông đạt đỉnh 122,3 tỷ USD vào tháng 6/2024, nhưng đến tháng 12 chỉ còn 82,1 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
Adani Group là một tập đoàn chuyên xây dựng đường cao tốc, sân bay và các cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ. Trong thập kỷ qua, tập đoàn này bứt phá mạnh mẽ nhờ sự phối hợp chặt chẽ của tỷ phú Gautam Adani với chính phủ để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đất nước, từ sân bay đến bến tàu. Adani cũng giàu lên từ nhập khẩu nhiên liệu để duy trì quỹ đạo đi lên của nền kinh tế tại quốc gia 1,4 tỷ dân.
Gần đây, Adani Group tích cực tham gia vào các kế hoạch nhằm chuyển đổi Ấn Độ từ nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch hơn như năng lượng gió và mặt trời.
Đế chế Adani Group tập trung vào mảng năng lượng xanh. Đây cũng là định hướng mà Ấn Độ ưu tiên để đáp ứng các mục tiêu kinh tế dài hạn. Gautam Adani cam kết đầu tư 70 tỷ USD vào năng lượng xanh...
Trong khi ông Adani đối mặt với các cáo buộc nghiêm trọng, khó khăn của ông Mukesh Ambani lại mang tính chất khác. Reliance Industries, tập đoàn do ông Ambani lãnh đạo, đang đối diện với suy giảm thu nhập trong lĩnh vực năng lượng và nhu cầu người tiêu dùng giảm trong mảng bán lẻ. Tài sản của ông, tối đa là 120,8 tỷ USD vào tháng 7, nay đã giảm xuống còn 96,7 tỷ USD tính đến ngày 13/12/2024.
-
Tài sản của các tỷ phú toàn cầu tăng vọt
Ngân hàng Thụy Sĩ UBS ngày 5/12 cho biết khối tài sản mà các tỷ phú trên thế giới nắm giữ đã tăng khoảng 17% trong năm qua, trong đó, tài sản ở Mỹ tăng đáng kể, giúp bù đắp cho sự suy giảm ở Trung Quốc.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....