Có nhiều ý kiến cho rằng, việc hạ lãi suất đã không có tác dụng đối với các doanh nghiệp, còn người dân thì bị giảm lãi suất tiền gửi, chỉ có các ngân hàng lại được hưởng lợi nhiều nhất.
Ảnh minh họa Internet
Cầm 200 triệu đồng đến một ngân hàng trên đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, tôi đề nghị có thể gửi lãi suất cao hơn mức trần 12% một năm được không. Nhân viên ngân hàng đã đồng ý và cho biết ngân hàng vẫn áp dụng lãi suất cao hơn 2% với khách hàng quen gửi trên 100 triệu đồng.
Theo điều tra riêng của chúng tôi, không chỉ ngân hàng này mà một vài ngân hàng khác cũng vẫn vượt trần. Tại một ngân hàng trên đường Kim Mã, nếu khách hàng gửi 500 triệu đồng trở lên sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm cao nhất là 16%. Mặc dù trong sổ tiết kiệm của khách hàng, lãi suất vẫn ghi là 12% một năm. Còn lãi ngoài được thanh toán bằng tiền mặt với khách khi ký sổ.
Một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng nhiều ngân hàng có tâm lý sợ mất khách hàng “ruột” nên vẫn có tình trạng người dân và một số doanh nghiệp gửi tiền với lãi suất huy động cao hơn quy định, khoảng 13-14% hoặc cao hơn nữa. Điều đáng nói là trong số các ngân hàng huy động lãi vượt trần, không chỉ có các ngân hàng yếu thanh khoản mà cả các ngân hàng đang dư vốn. Nhưng việc vượt trần lãi suất khá tinh vi, rất khó phát hiện. Tuy nhiên nếu như lãi suất chỉ giảm trên danh nghĩa thì sớm muộn các ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động trở lại. Bởi nếu các ngân hàng không huy động được bằng lãi suất 12%, để cạnh tranh sẽ có ngân hàng đẩy lãi suất lên cao.
Ngân hàng nhỏ thì vượt trần lãi suất một cách “bí mật”. Còn ngân hàng lớn cũng áp dụng nhiều chính sách khuyến mại huy động như dùng thẻ visa sẽ có cơ hội nhận một chuyến du lịch trọn gói dành cho hai người tới Thế vận hội Olympic London, khách hàng sử dụng các dịch vụ như vay dành cho khách hàng cá nhân, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, đăng ký mới thẻ ATM, thẻ tín dụng… đều được nhận quà tiện ích, thậm chí còn có chiêu khuyến mãi cho khách hàng gửi tiền trúng ô tô hoặc căn hộ chung cư cao cấp….
Lãi suất hạ,doanh nghiệp thờ ơ
Mặc dù lãi suất hạ là điều mong mỏi của đại đa số các doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp và những nhà quản lý có kinh nghiệm đều cho rằng, thông tin giảm trần lãi suất huy động không có tác dụng gì tốt đối với doanh nghiệp mà chủ yếu chỉ làm giảm tiền lãi của người dân và làm cho các ngân hàng thêm lợi nhuận. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn phải vay với mức lãi 20-22%. Nhìn lại những lần hạ lãi suất trước đây cho thấy, từ lúc Ngân hàng Nhà nước cho hạ lãi suất huy động đến khi thực tế lãi suất vay được hạ xuống thì cũng phải trải qua một quãng thời gian không phải là ngắn, trong khi đó khoảng cách giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay như hiện nay là quá xa.
Bên cạnh đó, không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Điều đó dẫn đến tình trạng có những ngân hàng ứ thừa tiền nhưng doanh nghiệp vẫn không thể vay được vốn. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trong suốt thời gian qua đã khiến các doanh nghiệp kiệt sức, hàng tồn kho không bán được, lãi suất ngân hàng quá cao đã đẩy nhiều doanh nghiệp đến tình trạng phá sản. Chuyện doanh nghiệp cắt giảm nhân công, nợ lương, nợ bảo hiểm, trốn thuế đã trở thành câu chuyện hàng ngày. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã phải mang thế chấp tài sản hoặc bán cổ phần cho ngân hàng và các quỹ đầu tư. Vì vậy dù lãi suất đang dần hạ nhiệt nhưng các doanh nghiệp cũng không đủ tài sản để thế chấp vay ngân hàng. Như vậy dù Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng kéo lãi suất hạ xuống thì vẫn chẳng giúp ích gì nhiều cho doanh nghiệp. Chưa bao giờ việc hạ lãi suất cho vay lại khiến các doanh nghiệp “thờ ơ” như hiện nay.
Câu chuyện hạ trần lãi suất hiện nay cho thấy không có tác dụng nhiều đối với doanh nghiệp. Còn đối với người dân thì sao, đương nhiên họ cũng là người chịu thiệt khi không được hưởng mức lãi tiền gửi tiết kiệm cao như trước, dẫn đến việc người dân đã thi nhau rút tiền để đầu tư vào bất động sản mà rất có thể họ cũng không mong muốn nhưng vì lãi suất thấp nên họ chấp nhận. Câu chuyện này đặt ra câu hỏi việc hạ trần lãi suất, ai được lợi. Doanh nghiệp, người dân, hay ngân hàng?
Cần áp trần lãi suấtcho vay
Lâu nay, lãi suất đầu vào và đầu ra vẫn chênh lệnh quá cao. Ở giai đoạn lãi suất đầu vào 17% rất nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn phải vay ngân hàng với lãi suất từ 22% - 25%. Gần đây nhất, giai đoạn lãi suất đầu vào 14% rất nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn phải vay ngân hàng với lãi suất từ 18% - 22%. Chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào đã lên tới gần 10%, trong khi theo một chuyên gia ngân hàng chỉ cần 3% là các ngân hàng đã có lãi. Như vậy việc áp trần lãi suất huy động chỉ có lợi cho các ngân hàng lớn. Còn các ngân hàng nhỏ lại gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Vì cùng một mức lãi suất huy động như nhau, người dân sẽ chỉ chọn các ngân hàng thương mại lớn để gửi. Ngân hàng nhỏ không huy động được vốn để cho vay. Còn hàng vạn doanh nghiệp sản xuất do cần vốn để sản xuất phải chấp nhận chi phí lót tay và mức lãi ngất ngưởng. Một giám đốc doanh nghiệp từng nói: Trong khi các doanh nghiệp khốn đốn, phá sản thì ngân hàng luôn báo lãi khủng. Ngân hàng đã sống trên lưng doanh nghiệp là hoàn toàn có cơ sở.
Thực tế, những ngân hàng thương mại vượt trần lãi suất đầu vào đã bị Ngân hàng Nhà nước nghiêm khắc xử phạt, nhưng lại không có gì ràng buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất đầu ra phục vụ cho người dân, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Nếu trần lãi suất đầu ra được áp dụng trên toàn hệ thống, thì chắc chắn lãi suất huy động sẽ giảm, người dân và doanh nghiệp đều được lợi. Thêm vào đó, thực hiện áp trần lãi suất cho vay sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, ngân hàng nhỏ có cơ hội được tiếp cận vốn, ngân hàng lớn cải tiến, thu gọn bộ máy cồng kềnh của mình để giảm chi phí. Ông Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cũng cho rằng: Thực hiện áp trần lãi suất cho vay sẽ đảm bảo được một loạt các mục tiêu. Thứ nhất, vẫn giữ được mục tiêu về lãi suất trần huy động vì sau khi chỉ cần khống chế cho vay tức khắc các ngân hàng phải áp trần lãi suất huy động để đảm bảo lợi nhuận. Thứ hai, sẽ chống trường hợp đi tìm người cho vay cao theo kiểu đấu thầu khiến cho vốn lại bị dồn vào gây ra sự mất an toàn. Thứ ba, để đảm bảo mức lãi suất phù hợp giúp doanh nghiệp không bị thiệt.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc quy định mức trần lãi suất là mang tính áp đặt nhưng trong điều kiện kinh tế hiện nay việc quy định trần lãi suất là cần thiết. Song nếu Ngân hàng Nhà nước quy định mức trần, thì cần phải áp đặt là mức trần đầu ra chứ không phải trần đầu vào. Trần đầu vào là gì? - Là hạn chế tiền gửi của dân và cũng không lợi gì cho doanh nghiệp mà lại là lợi cho ngân hàng.
Theo ANTĐ
VIP
Bán nhà riêng quận 9 thành phố Thủ Đức
3 tỷ 950 triệu- 80m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0936287***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
Căn Hộ Dịch Vụ 1 Phòng Khách 2 Phòng Ngủ VNAHOMES APARTMENT Tiêu Chuẩn Khách Sạn
25,5 triệu - 75m2
Tây Hồ, Hà Nội
Hôm nay
0843883***
VIP
MẶT TIỀN KINH DOANH SẦM UẤT TRƯỜNG CHINH- CHỢ LẠC QUANG - QUẬN 12- DT 47M- 4TẦNG
10 tỷ 500 triệu- 47m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931481***
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán Khách sạn mini siêu chất tại Sun Urban City Hà Nam 1xtỷ 112m2 MT 8m sẵn sổ
10 tỷ 500 triệu- 112m2
Phủ Lý, Hà Nam
Hôm nay
0943274***
VIP
The Ocean Villas - Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao mặt biển Đà Nẵng giá 31 tỷ
31 tỷ - 616m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0943133***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tài chính