Trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bình Thuận được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước và hình thành trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế. Với bờ biển dài 192 km, Bình Thuận có nhiều bãi tắm đẹp, đồi cát trắng hoang sơ và khí hậu trong lành.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Thuận 2019 vừa diễn ra tháng 9, ông Nguyễn Ngọc Hai – Chủ Tịch UBND Tỉnh cho biết Bình Thuận sẽ ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng phục vụ phát triển trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia; xây dựng gắn kết giữa quy hoạch phát triển du lịch và phát triển đô thị biển, hạ tầng đô thị kết hợp du lịch; phát triển thương hiệu du lịch “Hàm Tiến - Mũi Né” là điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách quốc tế.
Để biến những mục tiêu trên thành hiện thực, bên cạnh phát huy những tiềm năng thiên nhiên sẵn có, Bình Thuận sẽ cậy nhờ vào những dự án hạ tầng kết nối quan trọng sắp được triển khai.
Dự kiến dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía đông sẽ được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2020-2021. Tỉnh Bình Thuận có ba tuyến cao tốc bao gồm: Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo – Cam Lâm dự kiến sẽ sớm được giao mặt bằng và khởi công sớm vào cuối năm 2019.
Dự án cao tốc Giầu Dây – Phan Thiết sẽ có điểm đầu nằm trên tuyến đường từ QL1A đi Mỹ Thạnh (cách QL1A khoảng 2,6km) tỉnh Bình Thuận; điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều dài tuyến cao tốc khoảng 99km, riêng đoạn qua Đồng Nai dài 51,5km đi qua các địa phương Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Khánh và Thống Nhất. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 15.000 tỉ đồng.
Trong khi đó, dự án sân bay Phan Thiết được Chính phủ xác định là sân bay quân sự - dân dụng kết hợp. Sân bay được xây dựng trên tổng diện tích 543 ha, với vốn đầu tư lên đến hơn 10.000 tỉ đồng. Bộ Quốc phòng có thẩm quyền đối với khu bay quân sự, còn UBND tỉnh Bình Thuận có thẩm quyền đối với hạng mục hàng không dân dụng.
Sân bay Phan Thiết được chấp thuận nâng từ cấp 4C lên cấp 4E, kéo dài đường cất hạ cánh từ 2.400m lên 3.050m, đưa dự án trở thành là cảng hàng không quốc nội cấp 4E với vai trò là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Sân bay này có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.
Theo các chuyên gia bất động sản, khi những dự án hạ tầng quan trọng trên đi vào khai thác thì lượng du khách đổ về Bình Thuận sẽ tăng cao, tạo đòn bẩy để phát triển các Dự án BĐS nghỉ dưỡng. Bởi sân bay sẽ rút ngắn quãng thời gian di chuyển từ TP.HCM đi Phan Thiết. Du khách từ các địa phương như Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng… đến Phan Thiết cũng sẽ thuận lợi khi không phải qua trạm trung chuyển tại TP.HCM.
Theo các chuyên gia bất động sản, khi những dự án hạ tầng quan trọng trên đi vào khai thác thì lượng du khách đổ về Bình Thuận sẽ tăng cao, tạo đòn bẩy lớn phát triển BĐS nghỉ dưỡng (Ảnh: Dự án NovaWorld Phan Thiet quy mô 1,000 ha)
Bên cạnh hai dự án trên, những năm qua hạ tầng của Bình Thuận cũng được chú trọng đầu tư, cải tạo. Có thể kể đến các dự án trọng điểm như Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 55, quốc lộ 28, 28B đi qua địa bàn tỉnh, bảo đảm lưu thông thông suốt an toàn, góp phần tạo động lực phát triển tam giác du lịch: TP. HCM - Bình Thuận - Lâm Đồng.
Các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh hiện đã hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường ven biển Hòa Thắng - Mũi Né và đoạn Mũi Né - Phú Hài. Tỉnh cũng đang tiếp tục sửa chữa, nâng cấp một số đoạn đường thuộc các tuyến ĐT.719, ĐT.716; đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến đường Lê Duẩn, Hùng Vương (Phan Thiết) và các trục đường giao thông chính kết nối với các khu du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đang cho nâng cấp, mở rộng các đoạn đường thuộc tuyến ven biển từ Phan Thiết đi Mũi Né, đường ĐT.719 từ Kê Gà (Hàm Thuận Nam) đến La Gi.
Đối với tuyến giao thông đường thủy, tỉnh đã đầu tư đưa vào sử dụng Cảng Phan Thiết theo hình thức xã hội hóa, đảm bảo giao thông thông suốt, ổn định tuyến Phan Thiết - Phú Quý với tám tàu khách, trong đó có ba tàu cao tốc, một tàu trung tốc và bốn tàu tốc độ bình thường. Các tàu cao tốc đã rút ngắn thời gian đi lại của hành khách từ 6 -7 giờ trước đây xuống còn 2,5 giờ hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quý, nhất là du lịch.
Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng khác như đường ĐT719B Phan Thiết - Kê Gà có thiết kế dài 25,4 km, rộng 16m, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng; đường ĐT719 Kê Gà - Tân Thiện dài 32,4 km, rộng 8m, tổng mức đầu tư 600 tỉ đồng; đường ĐT711 có điểm đầu giao QL 28 (Hàm Thuận Bắc) cắt ngang quốc lộ 1A, điểm cuối giao trục ven biển ĐT706B, dài 41 km, tổng mức đầu tư 1.490 tỉ đồng.
-
Vì sao NovaWorld Phan Thiet Golf Club được các nghệ sĩ lựa chọn làm nơi diễn ra giải đấu “Hò Dô Swing Artist Golf Tournament”?
Giải Golf “Hò Dô Swing Artist Golf Tournament” diễn ra vào ngày 15/11 tại tổ hợp NovaWorld Phan Thiet thu hút sự tham gia của gần 50 nghệ sĩ, doanh nhân nổi tiếng từ Bắc đến Nam.
-
NovaWorld Phan Thiet: Dự báo bùng nổ du khách trong dịp lễ 30/4 với chuỗi lễ hội Carnival đặc sắc
Là điểm đến hút khách Top đầu miền Nam, nổi danh với hàng loạt lễ hội quy mô và chuỗi tiện ích vui chơi giải trí độc đáo, đô thị kinh tế du lịch biển và giải trí NovaWorld Phan Thiet được dự báo sẽ bùng nổ du khách trong dịp đại lễ 30/4 với chuỗi Lễ ...
-
Bất động sản cuối năm: Cơ hội đầu tư sinh “lãi kép”
Thời điểm một số chủ đầu tư uy tín đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, giá trị cao. Nhờ đó, khách mua bất động sản có cơ hội thu được lãi lớn nhờ “lợi ích kép”: ưu đãi thanh toán nhanh và tiềm năng tăng giá mạnh khi nhận bàn giao nhà....