Ảnh minh hoạ
Theo đó, UBND TP Hà Nội đặt chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở phát triển giai đoạn 2021-2025 khoảng 44 triệu m2; diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2 sàn/người.
Tỉ lệ các loại nhà ở cần đầu tư xây dựng trong các dự án tại các khu vực có khả năng bố trí nhà ở xã hội theo quy hoạch là 90% nhà ở chung cư; 10% là nhà ở riêng lẻ.
Tỷ lệ diện tích sàn nhà ở để cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải đạt tối thiểu 30% tổng diện tích sàn tại dự án. Thành phố cũng xác định cụ thể diện tích sàn nhà ở của các phân khúc hằng năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố.
Năm 2021, phát triển tổng cộng 5.267.000m2 sàn nhà ở, trong đó, có 88.000m2 sàn nhà ở xã hội; 106.000m2 sàn nhà tái định cư; 573.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 nhà ở riêng lẻ.
Năm 2022, phát triển 8.419.000m2 sàn nhà ở, trong đó, có 241.000m2 sàn nhà ở xã hội; 152.000m2 sàn nhà ở tái định cư; 3.526.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 sàn nhà ở riêng lẻ.
Năm 2023, phát triển 9.514.000m2 sàn nhà ở, trong đó, có 192.000m2 sàn nhà ở xã hội; 88.000m2 sàn nhà ở tái định cư; 4.734.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 sàn nhà ở riêng lẻ.
Năm 2024, phát triển 9.696.000m2 sàn nhà ở, trong đó, có 239.000m2 sàn nhà ở xã hội; 92.000m2 sàn nhà ở tái định cư; 4.865.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 sàn nhà ở riêng lẻ.
Năm 2025, phát triển 11.104.000m2 sàn nhà ở, trong đó, có 409.000m2 sàn nhà ở xã hội; 122.000m2 sàn nhà ở tái định cư; 5.992.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 sàn nhà ở riêng lẻ.
Về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, dự kiến chia thành 4 đợt, trong đó đợt 1 lựa chọn triển khai ban đầu 10 khu chung cư cũ giai đoạn 2021 – 2025 gồm: 6 khu có tính khả thi (Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân) và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp).
Về phát triển nhà ở xã hội, đối với 57 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đang triển khai với khoảng 6,64 triệu m2 sàn nhà ở; Tiếp tục rà soát 69 ô đất thuộc các quỹ đất 20%, 25% tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, đề xuất phương án sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội, bổ sung thêm quỹ nhà ở xã hội Thành phố giai đoạn 2021 – 2025 và bù trừ cho các dự án chậm tiến độ.
Để thực hiện các mục tiêu này, UBND TP Hà Nội dự kiến nhu cầu vốn là khoảng 437.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 5.800,8 tỉ đồng đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, phát triển nhà ở xã hội và phục vụ công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Ngoài ra, nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố khoảng 550,2 tỉ đồng và chi phí thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng vốn ngân sách thành phố khoảng 1,3 tỉ đồng. UBND thành phố cũng huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện đầu tư, xây dựng nhà ở thương mại; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, nhà ở tái định cư.
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....
-
Sau giảm giá 30 tỷ, ngân hàng tiếp tục hạ giá thêm 28 tỷ hai căn biệt thự ở Ciputra
Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An tiếp tục rao bán đấu giá hai căn biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội lần thứ tư.
-
Vừa bắt tay với Tập đoàn Trump, Kinh Bắc City lập văn phòng đại diện tại Hà Nội
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội, đặt tại tầng 4, số 40 Phan Bội Châu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm. Đồng thời, ông Đặng Nguyễn Nam Anh được bổ nhiệm làm người đại diện văn phòng....