Nhà minh họa
Theo ông Chính, về vấn đề nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo và các thiết chế văn hóa là những đòi hỏi thiết thực nhưng vẫn là những vấn đề bức xúc của người lao động. Hiện nay, trong rất nhiều khu công nghiệp, tỷ lệ nhà ở xây dựng cho công nhân mới chỉ đạt khoảng 5-10%. Trên 90% công nhân đang phải ở tại các khu nhà trọ, nhiều khu nhà trọ không đảm bảo điều kiện. Nhiều khu công nghiệp chưa có nhà trẻ mẫu giáo, anh chị em công nhân phải gửi con cái cho các cơ sở tư nhân, không đảm bảo an toàn.
“Những vấn đề bức xúc này đã được các tỉnh, thành phố biết tới và đang tìm cơ chế để giải quyết, bởi ngân sách của các tỉnh cũng còn hạn hẹp, khó khăn. Nhiều cơ chế để thu hút doanh nghiệp, thu hút các lực lượng xã hội tạo điều kiện giải quyết”, ông Chính cho hay.
Ông Chính cho biết thêm, trong năm 2017, sẽ thí điểm xây dựng 10 thiết chế cho công nhân các khu công nghiệp. Giai đoạn 2018-2020 sẽ tiếp tục xây dựng 4 thiết chế tại các khu chế xuất, khu công nghiệp. Trước hết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang phối hợp với một số địa phương, để địa phương dành đất sạch cho tổ chức công đoàn để xây dựng các thiết chế. “Khi các địa phương bố trí được đất sạch, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng theo mô hình các khu nhà ở, khu chung cư có với các căn hộ từ 30-50m2 với giá thành bình quân khoảng 5 triệu đồng/m2”, ông Mai Đức Chính cho biết.
Chia sẻ thêm về mô hình căn hộ giá rẻ nói trên, ông Chính cho hay: “Với căn hộ khoảng 30m2, có gác lửng là có thể đáp ứng nhu cầu ở cho 2 vợ chồng và con cái, căn hộ cũng có đủ phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Căn hộ như vậy sẽ có giá khoảng 150 triệu đồng tùy theo theo từng tầng để công nhân có thể thuê, hoặc có thể mua. Với mức giá đó thì công nhân mới có thể mua được”.
Cũng theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các khu nhà ở đó sẽ dành toàn bộ tầng 1 để làm siêu thị, nhà trẻ, xung quanh có công viên, sân bóng. “Tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã bàn bạc với UBND TP Hà Nội, để TP bố trí đất gần các khu công nghiệp. Chúng tôi sẽ cố gắng, trước hết đầu tư cho 1-2 khu công nghiệp để phục vụ công nhân”, ông Chính nói. Từ mô hình thí điểm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ đưa ra các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có điều kiện xây dựng các thiết chế.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân tại các khu công nghiệp: đến nay cả nước đã hoàn thành 179 dự án, tổng mức đầu tư khoảng 25.900 tỉ đồng, với khoảng 71.150 căn hộ, tương đương khoảng 3,7 triệu m2. Hiện, 191 dự án đang được các địa phương tiếp tục triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 71.800 tỉ đồng với quy mô khoảng 163.800 căn hộ. |
-
eMagazine: “Cơn khát” nhà giá rẻ sắp được giải toả?
Nhà ở xã hội, phân khúc đáp ứng nhu cầu của rất đông người dân tại các thành phố lớn, đang nóng trở lại với sự hỗ trợ của Chính phủ và sự quan tâm của các doanh nghiệp bất động sản lớn....
-
Nhà ở cho công nhân nhưng rất ít công nhân mua được, Bộ Xây dựng nói gì?
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri với nội dung hiện nay rất ít người lao động thu nhập thấp mua được nhà ở công nhân do giá bán cao và công nhân không đáp ứng được những quy định về vay vốn, về điều kiện được mua....
-
Doanh nghiệp đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội
Tại hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân ngày 1/8, doanh nghiệp đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội.