Hà Nội sẽ có đoàn kiểm tra liên ngành xử lý các dự án bỏ hoang.
Cụ thể, xét nội dung báo cáo, kiến nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc lập hồ sơ đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã được gia hạn sử dụng đất 24 tháng, nhưng hết thời gian gia hạn chưa đưa đất vào sử dụng, UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài chính, Tư pháp, Cục Thuế Hà Nội, Thanh tra TP Hà Nội và UBND các quận, huyện có liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành.
Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, đã được UBND TP Hà Nội gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định của Luật Đất đai, nhưng hết thời gian được gia hạn mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng đất.
Căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để lập hồ sơ thu hồi đất đã giao, đã cho thuê, báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét, quyết định (trừ trường hợp do bất khả kháng theo quy định tại Nghị định số 43 năm 2014 của Chính phủ).
Đối với các trường hợp đề xuất không lập hồ sơ thu hồi đất do bất khả kháng, lãnh đạo TP yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Đoàn Kiểm tra liên ngành làm rõ lý do, nguyên nhân cụ thể.
Đồng thời, đề xuất phương án xử lý, giải quyết và phối hợp, xin ý kiến các đơn vị liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất. Trên cơ sở đó tổng hợp, báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét chỉ đạo.
Trước đó, HĐND thành phố (TP) Hà Nội vừa có báo cáo kết quả tái giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất, triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Tổng hợp danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cho thấy, TP Hà Nội còn 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.
Cụ thể là nhóm 63 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt. Trong đó: 18 dự án cần thanh tra, kiểm tra để báo cáo UBND TP chấm dứt dự án theo quy định; 31 dự án chậm, tạm dừng cần điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ chế thực hiện do vướng mắc giữa các Luật; 8 dự án chậm nhưng đề xuất tiếp tục triển khai và đề nghị đẩy nhanh tiến độ; 6 dự án Thành phố đã có chỉ đạo giao các sở chuyên ngành kiểm tra, thanh tra, chờ thực hiện theo kết luận.
Báo cáo cũng cho biết, đến tháng 5.2021, trên địa bàn TP Hà Nội có 287 dự án đã được giao đất nhưng chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai. Trong đó có, 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng đề nghị gia hạn 24 tháng; 59 dự án chậm giải phóng mặt bằng; 20 dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính; 76 dự án có các vi phạm khác; 39 dự án dừng thanh tra (do các cơ quan khác thanh tra hoặc dự án chưa được phê duyệt, chưa được giao đất...)...
-
Handico và Viglacera sắp khởi công hơn 1.000 căn nhà ở xã hội tại Hà Nội
Liên danh chủ đầu tư Handico và Viglacera dự kiến sẽ tổ chức khởi công công trình CT3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 - Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội vào đầu năm 2025....
-
Khu đô thị đắt nhất tại Hà Nội có giá bao nhiêu/m2?
Theo bảng giá đất Hà Nội mới nhất, Tây Hồ Tây là khu đô thị có giá đất đắt nhất trên địa bàn TP. Hà Nội, với mức giá 113,1 triệu/m2 đất ở VT1, mặt cắt đường 60m (thuộc quận Tây Hồ). Giá này cao gấp 3,25 lần so với bảng giá ban hành năm 2019 (ở mức 34...
-
Lộ diện tuyến đường đắt nhất quận Đống Đa, Hà Nội
Theo bảng giá đất quận Đống Đa mới nhất, tuyến đường có giá đất ở VT1 đắt nhất là Nguyễn Thái Học với gần 320,2 triệu đồng/m2.