29/07/2019 2:57 PM
CafeLand - Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 7, Hà Nội có 68 dự án FDI được cấp phép mới, tổng vốn đăng ký đạt 16 triệu USD.

Giai đoạn 2016-2018, Hà Nội đã thu hút được gần 14,05 tỷ USD, bằng 2,25 lần giai đoạn 2011-2015. Năm 2018, Thành phố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,5 tỷ USD, tăng 2,18 lần so với năm 2017, đứng đầu cả nước và là kết quả cao nhất kể từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong tháng 7, Hà Nội có 68 dự án FDI được cấp phép mới, tổng vốn đăng ký đạt 16 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 23/7/2019, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp, bổ sung tăng vốn và nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp đạt 5.110 triệu USD.

Trong đó đăng ký mới 475 dự án với số vốn đạt 270 triệu USD; 111 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 359 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp đạt 4.481 triệu USD.

Mục tiêu thu hút FDI năm 2019 đạt trên 5 tỷ USD và tỷ lệ giải ngân đạt trên 2,3 tỷ USD.

Ảnh minh hoạ.

Tại một hội nghị mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội được các nhà đầu tư lựa chọn bởi có cơ sở hạ tầng tốt, các khu công nghiệp hoàn thiện, giao thông thuận lợi… Đặc biệt, dân số Hà Nội đang tăng mạnh, tạo ra lực cầu về nhà ở lớn. Vì thế, bất động sản vẫn là kênh bỏ vốn hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vì khả năng thanh khoản tốt.

Cũng theo ông Chung, thị trường bất động sản Hà Nội và đô thị Hà Nội trong những năm tới còn dư địa rất lớn. Hiện nay đô thị hóa của Hà Nội mới đạt 53% và hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu Hà Nội có tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt trên 70%

Chủ tịch Hà Nội cho hay, quan điểm thu hút đầu tư của thành phố là ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào những dự án hạ tầng kỹ thuật khung, những dự án trọng điểm có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; những dự án mang tính đặc thù được quy định phải sử dụng vốn Nhà nước.

Đối với các lĩnh vực khác, thành phố ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, sử dụng và tạo năng lượng sạch trong các lĩnh vực thông qua kêu gọi nguồn vốn đầu tư xã hội theo nhiều hình thức.

Bên cạnh đó, thành phố kêu gọi các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, các dự án xã hội hóa trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ đô thị và an sinh xã hội, trong đó ưu tiên cho tăng trưởng xanh, đầu tư các công viên, khu vui chơi giải trí; nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở cải tạo chung cư cũ.

“Thủ đô Hà Nội sẽ cần rất nhiều nguồn lực và kinh nghiệm cho đầu tư phát triển và chắc chắn sẽ trở thành một địa chỉ đỏ thu hút các nhà tư bất động sản trong và ngoài nước”, ông Chung nhấn mạnh.

  • Trung Quốc chưa phải tay chơi lớn ở Việt Nam

    Trung Quốc chưa phải tay chơi lớn ở Việt Nam

    CafeLand - Báo cáo “vốn đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố mới đây cho thấy, trong số các nước được lựa chọn để đầu tưở châu Á, vốn đầu tư của Trung Quốc chảy nhiều nhất vào Hong Kong, Singapore, Indonesia và Hàn Quốc. Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong dòng vốn này.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.