05/03/2013 9:56 AM
Theo GS Đặng Hùng Võ đây không phải một sáng kiến bởi tác giả của kiến nghị này không có kiến thức về kinh tế tài chính nên chỉ xem là một tối kiến thì hợp lý hơn...

Tối kiến

Khi đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng trở lên của Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoRea) đưa ra, cho rằng cần đánh thuế tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên để chuyển hướng dòng tiền vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, ngay gấp tức đã vấp phải những ý kiến trái chiều của dư luận trong đó ai cũng phản đối và các vị chuyên gia phải nực cười “sao lại nghĩ ra được siêu ý tưởng lạ lùng ấy”.

Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho rằng đây không phải là một sáng kiến mà có thể gọi là tối kiến. Hơn nữa, tác giả của tối kiến này không phải là nhà kinh tế, chuyên gia kinh tế thì làm sao đề xuất được một giải pháp tài chính. Việc ông gửi kiến nghị này đến các cơ quan nhà nước với tâm tư mong được chấp nhận nhưng chắc ông ấy không nghĩ rằng sẽ nhận được nhiều phản hồi từ dư luận hơn là phản hồi của cơ quan liên quan.

Giáo sư Đặng Hùng Võ: Đánh thuế tiền tiết kiệm là một tối kiến

Không thể giải cứu bất động sản bằng 500 triệu đồng của mỗi gia đình. Hơn nữa, khi dòng tiền này không được người dân gửi vào ngân hàng mà thả nổi ngoài thị trường thì càng nguy hiểm hơn. “Trong trường hợp này, tôi không hiểu người đưa ra tối kiến này có am hiểu gì về tài chính hay không” – Giáo sư Võ nhấn mạnh.


Từ trước đến nay không ai làm thế cả. Người ta đang động viên nhân dân đưa dòng tiền của mình vào nền kinh tế thông qua ngân hàng thì người đề xuất ra sáng kiến này lại cầm gậy cấm người dân không được mang tiền gửi vào ngân hàng, đi ngược lợi ích cộng đồng.

Bản chất của tiền gửi ngân hàng là gì? Người nghĩ ra kiến nghị này không biết đến nên mới táo bạo gửi thông điệp của mình đến các cơ quan. “Họ là hiệp hội bất động sản nên họ có ý kiến và thích gửi đi đâu thì gửi. Đề xuất này của nhóm lợi ích, thể hiện sự mù quáng về kinh tế tài chính nên sẽ khó được thông qua” – GS Võ cho biết.

Tác giả mù mờ nghĩ gì nói thế.

Còn ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết người đề xuất ra cái quy định này hi vọng sẽ chuyển được lượng tiền tiết kiệm vào kinh doanh bất động sản, nhằm cứu vãn thị trường đã đóng băng nhưng đây thực sự không phải một đề xuất sáng tạo mà chỉ là một kiểu nghĩ gì nói vậy.

“Có quá nhiều cách nhưng họ không nghĩ ra. Chúng tôi đang chuẩn bị hội thảo quỹ đầu tư bất động sản”. TS Liêm cho biết với hội thảo này, bất cứ ai cũng có thể đầu tư vào bất động sản. Ngày trước phải có vài tỷ đồng mới có thể đầu tư được vào bất động sản nhưng nội dung của hội thảo này chỉ với 10 triệu đồng người dân cũng có thể đầu tư vào bất động sản.

Thông qua đó, người dân mua cổ phiếu và sẽ có một công ty chuyên nghiệp thu cổ phiếu và số tiền này sẽ được đưa vào nguồn vốn đầu tư cho bất động sản dưới sự quản lý của công ty đặc thù này. Ở nước ngoài người ta vẫn gọi là tín phiếu bất động sản. Theo tôi đây mới là cách hay nhất.

Việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm sẽ dẫn đến việc thuế chồng thuế, bởi số tiền tiết kiệm của người dân tích cóp được nếu thu nhập cao họ đã phải đóng thuế thu nhập cho nhà nước rồi.

“Với đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm, nếu được thông qua thì tôi nghĩ người dân cũng có cách để “lách luật”. Trên 500 triệu đồng sẽ bị đánh thuế. Vậy nếu tôi có tiền tôi sẽ chỉ gửi 490 triệu. Chẳng ai dại mà gửi cả 500 triệu đồng vào để bị mất thêm tiền. Tôi nghĩ khó thể đánh thuế được” – ông Liêm nhấn mạnh

Đưa ra tối kiến này, theo ông Liêm tác giả không có kiến thức gì về kinh tế và chỉ nghĩ ra thì nói cho sướng miệng.

  • “Bóc trần“ sự thật sau những khu biệt thự chân núi thiêng Ba Vì

    “Bóc trần“ sự thật sau những khu biệt thự chân núi thiêng Ba Vì

    Sau hàng loạt bài điều tra liên quan đến việc “hô biến” đất rừng dưới chân núi Ba Vì (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) để phân lô, xây biệt thự nghỉ dưỡng, mới đây, Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã có kết luận kiểm tra những vi phạm trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng tại 2 xã Yên Bài và Vân Hoà…

  • Nhà ở xã hội có lật ngược thế cờ?

    Nhà ở xã hội có lật ngược thế cờ?

    Với làn sóng làm dự án nhà xã hội để tận dụng các ưu đãi của các doanh nghiệp, phân khúc này được dự báo sẽ bùng nổi trong thời gian tới. Liệu phân khúc nhà ở xã hội có giúp doanh nghiệp và thị trường bất động sản “lật ngược thế cờ”?

  • Tham như đại gia BĐS

    Tham như đại gia BĐS

    Đã ăn đậm với giá nhà đất cao trong những năm trước, nay khó khăn thì được giải cứu lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng nhưng dường như chưa thỏa lòng tham. Các đại gia BĐS còn muốn đánh thuế gửi tiền tiết kiệm nhằm dồn dòng vốn này sang nhà đất.

Bình An (Giáo dục Việt Nam)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.