Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) nêu ý kiến, ngày 17/10 báo cáo kiểm toán tổng hợp kết quả kiểm toán tổ chức thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, theo nghị quyết số 43 của Quốc hội. Kiểm toán nhà nước chỉ ra khá nhiều vấn đề của hệ thống ngân hàng, mức độ đáng lo ngại hơn nhiều so với báo cáo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước.
Chẳng hạn như một số Ngân hàng thương mại yếu kém chưa đáp ứng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn, thì một số Ngân hàng thương mại có tỷ lệ này khá cao, sát ngưỡng cho phép, tiềm ẩn rủi ro việc mất cân bằng kỳ hạn và rủi ro thanh khoản với Tổ chức tín dụng.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị). Ảnh: Quochoi
Còn về điều hành chính sách tiền tệ thì năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các biện pháp để tác động giảm lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng, tuy nhiên các biện pháp đều không hiệu quả, chưa đạt được mục tiêu phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 mà còn có xu hướng tăng, biên độ giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân còn lớn, trên 4%.
Đáng chú ý là cuối tháng 9/2022, trong vòng 01 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 lần điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2% dẫn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân toàn hệ thống đều đột ngột tăng cao trong những tháng cuối năm (có lãi suất huy động trên 11%, lãi suất cho vay trên 13%).
Đại biểu cho rằng, việc đột ngột điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành sau một thời gian dài không thay đổi của Ngân hàng Nhà nước, trong khi các Ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng dần lãi suất từ đầu năm 2022 là khó dự đoán, gây bất ngờ cho nền kinh tế, khiến cho môi trường kinh tế rủi ro hơn, người dân, doanh nghiệp không thể lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn một cách ổn định.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục có phương án điều chỉnh lãi suất cho vay, cung cấp nguồn vốn kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; xem xét xây dựng các gói hỗ trợ với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh hoặc các ngành nghề chịu ảnh hưởng sau dịch Covid-19.
Trong khi đó thì gói hỗ trợ lãi suất 2% với 40 nghìn tỷ đang ế hơn 38 nghìn tỷ. Lãnh đạo ngân hàng nhiều lần giải thích nguyên nhân là do doanh nghiệp không có nhu cầu, nhưng kiểm toán lại chỉ ra rằng công tác truyền thông của Ngân hàng Nhà nước chưa đi trước, chưa mang tính định hướng, các ngân hàng thương mại thì chưa tích cực triển khai chính sách.
Đại biểu cũng lưu ý đến vấn đề nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng đang cao và sẽ tiếp tục gia tăng, phản ánh sức khỏe nền kinh tế thực. Tính đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn mức 2,0% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng cộng với nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 6,16% so với tổng dư nợ tín dụng.
Theo đại biểu, nếu loại trừ các ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt và thêm Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân, tỷ lệ này là 2,86%. Đáng quan ngại, nếu cập nhật tới 31/8, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tiếp tục tăng lên mức gần 8%, mà nguyên nhân chính là do nợ xấu của 1 ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt tăng vọt.
Con số này sẽ tiếp tục tăng nữa, đặc biệt khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và Thông tư 02/2023/TT-NHNN hết hạn khoanh, giãn, hoãn. Điều này lý giải một phần tại sao tín dụng ngân hàng 9 tháng đầu năm nay tăng chậm.
Bàn về vấn đề tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng, hiện nay tiếp cận tín dụng khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, vấn đề này sẽ tiếp tục còn khó khăn hơn vì hiện nay các nguồn vốn cho vay bất động sản đã đến kỳ trả nợ nhưng các giao dịch bất động sản gần như đóng băng.
Do đó, đại biểu đề nghị, Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp cụ thể xử lý nợ xấu để bảo đảm tăng trưởng vĩ mô, báo cáo của Chính phủ cần làm rõ hơn giải pháp cho tình trạng này.
-
Gần 990.000 tỷ đồng đã được "bơm" vào thị trường bất động sản
Tính đến 31/8, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986.477 tỷ đồng.







-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, tiếp tục nhập khẩu nhiều hà...
-
Tổng thống Burundi thăm chính thức Việt Nam: Bước tiến mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi
Sáng 4/4, Lễ đón chính thức Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đã diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch, do Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì. Sự kiện mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam và quốc gia Đông Phi ...
-
Việt Nam – Bỉ ký kết và trao đổi loạt văn kiện hợp tác trên đa lĩnh vực
Sáng 1/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến với Nhà Vua Philippe của Vương quốc Bỉ, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà Vua và Hoàng hậu Mathilde tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến 4/4/2025 theo lời mời của Chủ tịch nước và Phu nhâ...